Tỏi giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường sinh lý nam

23:00' 05-06-2020
Tỏi vừa là dược liệu thiên nhiên, vừa là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của các gia đình hiện nay. Tỏi có rất nhiều công dụng đáng chú ý như chống lại sự oxy hóa, ngăn ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm, cải thiện trí nhớ, tăng cường sinh lý nam và giúp phụ nữ làm đẹp.

Tỏi có rất nhiều công dụng với sức khỏe
Thành phần dưỡng chất có trong 100g tỏi sống

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g tỏi sống bao gồm:

- Năng lượng: 623 Kcal

- Cacbohydrat: 33g

- Lipid: 0,5g

- Đạm: 6,39g

- Canxi: 181mg

- Sắt: 1,7mg

- Magie: 25mg

- Photpho: 153mg

- Kali: 401mg

- Vitamin C: 31,2mg

- Và còn một số chất bổ dưỡng khác cho cơ thể.

18 tác dụng của tỏi với sức khỏe và làm đẹp 1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Một trong những tác dụng của tỏi nổi bật nhất đó là giúp hệ tim mạch được khỏe mạnh, ngăn ngừa những căn bệnh nguy hại có thể xảy ra. Tỏi có thể giúp làm suy giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, chống lại sự oxy hóa gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Sử dụng tỏi thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

2. Tỏi có tác dụng điều hòa huyết áp cơ thể

Trong tỏi có một hoạt chất có tên là Allycinsteine có khả năng ổn định huyết áp trong cơ thể về mức bình thường. Vậy nên những người bị bệnh về huyết áp thường xuyên ăn tỏi để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. 

Tỏi có tác dụng ổn định huyết áp

3. Giúp xương thêm chắc khỏe

Trong 100g tỏi sống đã chứa đến 181mg canxi. Lượng canxi dồi dào này sẽ góp phần giúp xương thêm vững chắc, kết hợp thêm các khoáng chất như sắt, kẽm, magie sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh về xương khớp nguy hại.

Xương khớp sẽ trở nên khỏe mạnh hơn

4. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Tác dụng của tỏi trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng. Cụ thể, tỏi có chứa selen và germanium có khả năng chống lại gốc tự do và tế bào ung thư phát triển trong cơ thể. Khi được hấp thụ xuống dạ dày, tỏi sẽ ức chế sự nitrat hóa của dịch vị để ngăn chuyển hóa thành nitrosamine gây ra ung thư dạ dày.

5. Chống lại sự oxy hóa

Các hợp chất hàng đầu trong tỏi như Allicin, Ajoene và Diallyl trisulfide sẽ giúp cơ thể chống lại với hầu hết các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa sự oxy hóa của tế bào gây ra bệnh.

6. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất, đây là một trong những yếu tố khiến người bệnh bị tiểu đường hiện nay. Nhờ đó mà lượng đường trong máu và các chất béo trung tính được giữ ở mức ổn định.

Hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn

7. Chữa trị cảm lạnh

Tỏi có tính nóng, lại chứa gốc sulfur có tác dụng giải cảm khi bị lạnh, sốt rất tốt. Ngoài ra các hợp chất chống oxy hóa và kháng khuẩn trong tỏi sẽ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến bệnh tình thuyên giảm và mau khỏi bệnh.

Cảm cúm sẽ được thuyên giảm và chữa khỏi

8. Tỏi giúp tăng cường trí nhớ

Hàm lượng chất Allicin trong tỏi có thể giúp người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ thoái hóa hệ thần kinh trung ương và mắc bệnh Alzheimer, một bệnh cực kỳ phổ biến và thường gặp ở người lớn tuổi. 

Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sẽ được ngăn ngừa

9. Giải độc kim loại nặng trong cơ thể

Tác dụng của tỏi đã được chứng minh là có ích trong việc giải độc kim loại nặng ở trong cơ thể. Đó là bởi gốc lưu huỳnh trong tỏi giúp ngăn chặn sự phát tán của các gốc kim loại nặng trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại cho nội tạng và hệ hô hấp của con người.

10. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác dụng của tỏi trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, cụ thể là loại vi khuẩn P. aeruginosa. Các hoạt chất chống viêm nhiễm trong tỏi sẽ tiêu diệt hoàn toàn loại vi khuẩn này và bảo vệ hệ thống tiết niệu cho người bệnh.

11. Cải thiện thị lực của mắt

Tỏi có chứa vitamin A rất bổ dưỡng cho mắt và giúp ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng hiệu quả. Ngoài ra, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp mắt tiết dịch nhầy để bảo vệ mắt chống lại các vi khuẩn đe dọa phần giác mạc của bạn.

12. Tỏi giúp chống lại các bệnh răng miệng

Các hoạt chất chống viêm và oxy mạnh, điển hình như Allicin trong tỏi sống được nghiên cứu cho thấy có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn tích tụ trên răng và lợi. Từ đó ngăn ngừa tối đa nguy cơ viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng và sâu răng

13. Giúp tinh trùng thêm khỏe mạnh

Ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp cải thiện chất lượng của tinh trùng, khiến chúng “bơi” khỏe hơn, giảm thiểu lượng tinh trùng khuyết tật và bị chết.

14. Tác dụng của tỏi giúp tăng ham muốn

Nam giới có ham muốn trong chuyện tình dục thì cơ thể sẽ sản sinh ra oxit nitric giúp duy trì sự cương cứng và kích thích tăng Testosterone cho cơ thể. Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp tăng cường oxit nitric và khiến nam giới sẽ có cảm giác ham muốn mạnh mẽ hơn.

Ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới? Rất nhiều lợi ích là đằng khác

15. Duy trì sự dẻo dai khi quan hệ

Hàm lượng Allicin, các vitamin nhóm B và vitamin C trong tỏi sẽ tăng cường năng lượng cho nam giới, kích thích các nhóm cơ bắp hoạt động để giúp cho “chuyện ấy” được dẻo dai và mạnh mẽ. Từ đó cải thiện tốt hơn đời sống tình dục và chất lượng sống.

16. Tỏi giúp làm đẹp làn da

Hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C và E trong tỏi sẽ rất tốt cho làn da của phụ nữ. Làn da sẽ được bảo vệ khỏi các vi khuẩn, bụi bẩn, tăng cường trắng sáng và giảm được sự nám da, mụn nhọt xuất hiện.

17. Ngăn ngừa tình trạng rụng tóc ở phụ nữ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, trong tỏi sống có chứa một lượng betamethasone valates có khả năng ngăn chặn tình trạng bị rụng tóc thường gặp ở phụ nữ do thiếu chất hoặc do căng thẳng. 

Tình trạng rụng tóc ở phụ nữ sẽ được ngăn ngừa nếu sử dụng tỏi

18. Tác dụng của tỏi với phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang mang thai có sức đề kháng không được tốt, những vitamin và các hợp chất kháng khuẩn có trong tỏi sẽ bổ sung được lượng chất bị thiếu hụt này ở phụ nữ đang mang thai. Nhờ đó mà thời kỳ thai nhi sẽ được đảm bảo an toàn, bà bầu cũng như thai nhi sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy những phụ nữ dùng tỏi thường xuyên sẽ giảm tình trạng bị sinh non.

Tác hại của tỏi nếu sử dụng quá nhiều

- Gây nóng trong người bởi tỏi vốn có tính cay nóng, do đó không tốt cho gan nếu như người bệnh đang có vấn đề về gan.

- Tỏi có chứa các hoạt chất khiến mắt tiết dịch nhầy, vì vậy người có thị lực kém hoặc đang mắc bệnh về mắt không nên sử dụng.

- Thể trạng yếu, bị suy giảm hệ miễn dịch cũng không được khuyến khích ăn tỏi. Bởi điều này sẽ khiến tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn và không thể chữa được.

- Tuyệt đối không ăn tỏi sống khi đang đói bụng. Nó có thể khiến tăng tiết axit dạ dày gây viêm loét dạ dày cho bạn.

- Người bị tiêu chảy cấp, đau dạ dày không nên ăn tỏi bởi nó sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí gây phù niêm mạc dạ dày và ruột.

Không sử dụng tỏi khi đang đói bụng hoặc mắc bệnh về dạ dày

Cách ăn tỏi sống đúng cách

- Băm nhuyễn tỏi và đợi khoảng một lúc rồi mới nên ăn. Điều này sẽ giúp tỏi giải phóng ra chất Allicin tốt hơn có lợi cho cơ thể.

- Bạn có thể đem tỏi sống đi ngâm trong giấm ăn bởi giấm sẽ giúp giữ lại đầy đủ các hoạt chất có lợi trong tỏi.

- Không nên ăn tỏi sống cùng với trứng vịt, thịt chó, một số loại cá như cá trắm. Bởi sự kết hợp giữa chúng sẽ tạo ra các độc tố ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

- Ăn tỏi sống xong bạn có thể sử dụng cà phê, nước, trà xanh, sữa không đường,... để loại bỏ mùi nồng của tỏi.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?

Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/18-tac-dung-cua-toi-tot-cho-suc-khoe-da-duoc-chung-minh-c131a434198.html