Đi theo người phụ nữ được gọi là “mẹ nuôi” trong căn phòng bừa bộn bẩn thỉu ở một trung tâm chăm sóc trẻ em toàn thời gian, cảnh sát O'Halloran không thể kìm được cảm xúc đau lòng, phẫn nộ khi trông thấy một em bé được quấn trong một chiếc chăn mỏng, trên người bé đóng độc một miếng tã vải bẩn. Gương mặt bé nhỏ xanh xao không còn sức sống, mắt sưng húp, cơ thể gầy quắt lại khiến hộp sọ em trông như quá khổ.

Từ cơ thể nhỏ bé ấy, ông O'Halloran ngửi thấy thứ mùi hôi thối của bệnh tật, của cái chết đang đến gần.

Năm 1901, Alice Mitchell thành lập một trung tâm chăm sóc trẻ em toàn thời gian tại phố Edward, Perth, Australia.

Alice Mitchell là một phụ nữ bình thường đến từ Perth, bang Tây Úc, bà không hề có kiến thức hay kinh nghiệm trong công việc điều dưỡng hoặc y tá. Nhưng đạo luật Y tế bang Tây Úc năm 1898 chẳng hề yêu cầu điều đó đối với các mở trung tâm trông trẻ.

Bất kỳ ai chứng minh được rằng họ "có tư cách tốt" đều có thể đăng ký mở trung tâm với mục đích kinh doanh. Nhờ lá thư giới thiệu từ Tiến sĩ Coventry, một bác sĩ y tế địa phương có uy tín, Mitchell dễ dàng được ủy ban Y tế thành phố Perth công nhận.

Năm 1901, bà này thành lập một trung tâm chăm sóc trẻ em toàn thời gian tại phố Edward, Perth, khởi đầu của “trang trại trẻ em” làm cả Australia chấn động sau này. Cơ sở này được thanh tra y tế của ủy ban kiểm tra về điều kiện vệ sinh, an toàn và có đủ chỗ cho số trẻ được chăm sóc.

Trung tâm thuận lợi đi vào hoạt động và nhanh chóng được xem là giải pháp tốt nhất cho những bậc phụ huynh không có thời gian lo cho con nhỏ. Và như vậy, những người cha, người mẹ bận rộn yên tâm giao con cho Alice Mitchell mà không ngờ rằng hành động của họ chẳng khác nào “giao trứng cho ác”.

Hầu hết những em nhỏ được gửi là con của các ông bố, bà mẹ đơn thân. Họ không có thời gian cho con, và càng có ít tiếng nói khi có chuyện không hay xảy ra với em bé tại một trung tâm chăm sóc “đầy uy tín”. Các em bé được đưa vào trung tâm của Mitchell cứ lần lượt chết đi một cách không rõ ràng. Có ít nhất 37 bé đã mất sau khi phải chịu đựng cách “chăm sóc” khắc nghiệt của Alice Mitchell.

Chỉ đến khi một cảnh sát làm nhiệm vụ trong khu phố báo cáo bất thường khi kiểm tra cơ sở này, cuộc điều tra vén màn sự thật kinh hoàng về “trang trại trẻ em” mới bắt đầu.

Thành phố Perth đầu những năm 1900.

Vạch trần tội ác kinh hoàng đằng sau “trang trại trẻ em”

Vào năm 1901, thanh tra về sức khỏe Harriet Lenihan, đến kiểm tra trung tâm chăm sóc trẻ mới thành lập của Alice Mitchells. Vai trò của bà Lenihan là đảm bảo các điều khoản liên quan đến bảo vệ tính mạng trẻ sơ sinh trong đạo luật Y tế năm 1898 được đáp ứng, và bản sao sổ đăng ký của cơ sở này cũng chính xác và được cập nhật đầy đủ.

Trong năm đầu tiên cơ sở hoạt động, thanh tra Lenihan là người điền vào bản sao sổ đăng ký theo thông tin Alice Mitchell cung cấp. Nhưng đến cuối năm 1901, có sự thay đổi về quy định yêu cầu “mẹ nuôi” là bà Mitchell điền vào một bản sao sổ đăng ký khác của chính mình.

Harriet có quyền xem cả hai bản, nhưng tất cả những gì bà có thể làm nếu thấy thông tin bị thiếu trong một trong hai cuốn sổ đăng ký là thông báo lại với Mitchell. Lợi dụng sơ hở đó, Mitchell đã báo cáo gian dối và thành công lấp liếm nhiều vi phạm trong một thời gian dài.

Vào ngày 5/2/1907, cảnh sát O'Halloran đến trung tâm chăm sóc trẻ ở phố Edward theo yêu cầu của chính Alice Mitchell vì một phụ nữ tên Maud Brown gửi con ở đây đã không thanh toán tiền trong nhiều tháng. Sau khi ghi nhận sự việc, ông O'Halloran yêu cầu thăm em bé.

Do không thể tìm được lý do nào để từ chối, Alice Mitchell đành dẫn người cảnh sát qua những hành lang phủ đầy bụi để đến một trong các phòng ngủ. Đứa trẻ mà bà ta ôm ra cho cảnh sát O'Halloran được quấn trong một chiếc chăn mỏng, trên người bé đóng độc một miếng tã vải bẩn.

Ông O'Halloran vốn chỉ định kiểm tra qua để xác nhận thông tin, nhưng khi trông thấy bé Brown với khuôn mặt xanh xao, mắt sưng húp, cơ thể gầy quắt lại khiến hộp sọ em trông như quá khổ, và ngửi thấy thứ mùi hôi thối, bệnh tật từ bé,  ông quyết định làm cho ra nhẽ nguyên nhân vì sao em bé này lại bị bỏ mặc trong tình trạng tệ như vậy.

Mitchell chối rằng bé Brown chỉ đang “mắc chứng biếng ăn" và "mọc răng”. Bà ta nói thêm rằng đã từng đưa bé tới bác sĩ ba lần, nhưng đều bị từ chối khám vì không đủ tiền. Rồi người đàn bà này lại ngang nhiên dùng cái cớ đó để thúc giục cảnh sát tìm đến mẹ của em bé đòi tiền phí.

Nhưng ông O'Halloran không tin một lời nào từ Alice Mitchell vì trước đó ông từng nghe tin đồn về sự hiện diện của một "trang trại trẻ em" trong thành phố. Rằng đây là nơi “chăn nuôi trẻ” lấy tiền mà chẳng màng đến mạng sống của các em nhưng các phụ huynh gửi con lại không dám khiếu nại do đa số họ vốn phải chịu nhiều điều tiếng do là mẹ đơn thân.

Cuối buổi chiều hôm đó, O'Halloran trở lại ngôi nhà ở phố Edward cùng bác sĩ Thomas Davy, một nhân viên y tế của chính phủ. 

Alice Mitchell không trực tiếp dẫn hai người vào phòng em bé, mà yêu cầu họ chờ đợi rồi bế bé ra từ nơi khác trong nhà.

Trong lúc chờ, hai người đàn ông tìm ra thêm một em bé khác trong một căn phòng bẩn thỉu và có mùi khó chịu. Cũng như bé Brown, em bé này có vẻ hốc hác và yếu ớt. Bé bị bỏ mặc nằm trong nôi với ruồi nhặng bu kín mắt. Bác sĩ Davy nhanh chóng kiểm tra và đau lòng nhận định bé không thể sống qua 10 ngày, em bé này tên là Ethel Booth.

Vẫn như lần trước, Alice Mitchell giải thích cho tình trạng của cô bé Ethel Booth là do “đang mọc răng”.

Sau khi xem xét tình trạng của cả bé Brown và bé Booth, bác sĩ Davy yêu cầu hai em cần được đưa đến bệnh viện “ngay lập tức”.

Tiếp theo, cảnh sát O'Halloran yêu cầu Alice Mitchell cho ônng xem sổ đăng ký của trung tâm. Sau khi xem kỹ, ông nhận ra rằng hồ sơ bắt đầu vào tháng 12/1902, nhưng không có gì được ghi lại kể từ năm 1904. Alice trả lời rằng sổ không có ghi chép nào đáng kể do bà ta chỉ chăm sóc hai em bé kể từ đó: bé Booth và bé Brown.

Sau buổi kiểm tra, bé Brown được nhân viên viên chính phủ đưa đến bệnh viện, nhưng bé Ethel Booth vẫn ở với Alice Mitchell. Cảnh sát O'Halloran đã bí mật thông báo cho mẹ của bé là Elizabeth Booth, theo địa chỉ ông tìm được ở trung tâm của Mitchell.

Bản sao sổ đăng ký của Mitchell cũng bị thu giữ. Sau khi kiểm tra và đối chiếu, cảnh sát O'Halloran phát hiện ra rằng có nhiều thiếu sót và sai lệch trong ghi chép. Khi cộng các số liệu, ông kinh hoàng nhận ra rằng tất cả 13 đứa trẻ đầu tiên được bà Mitchell liệt kê trong sổ đăng ký của mình đều đã chết. Ngoài ra, 19 trong số 23 em bé khác được gửi vào trung tâm của bà ta cũng đã thiệt mạng một cách không minh bạch.

Trước con số đáng sợ đó, ông O'Halloran nhanh chóng mang ghi chú của mình đến văn phòng của cơ quan Đăng ký Khai sinh, Tử vong và Hôn nhân, để tìm kiếm các trường hợp trẻ em thiệt mạng được đăng ký trong sáu năm trước đó. Tại đây, ông phát hiện thêm một số trường hợp khác được đăng ký tại các địa chỉ có liên quan đến Alice Mitchell. Các thông tin này bị xáo trộn và vô cùng khó đối chiếu, nhưng với quyết tâm vạch trần cái ác, cảnh sát đã O'Halloran kiên trì tìm kiếm bằng chứng.

Ngày 11/2/1907, mẹ của bé Ethel Booth tìm đến trung tâm của Mitchell và đưa con đến bệnh viện. Nhưng tất cả đã quá muộn, em bé qua đời chỉ một ngày sau đó. Giám đốc y tế của bệnh viện là tiến sĩ Herbert Tymms đã tiến hành khám nghiệm tử thi cho bé trước sự chứng kiến ​​của bác sĩ Davy.

Tất cả bằng chứng thu thập được từ kết quả khám nghiệm và điều tra của cảnh sát O'Halloran được trình lên cơ quan chức năng. Đến ngày 15/2, Alice Mitchell bị bắt giữ tại nhà vì tội giết hại Ethel Booth.

Alice Mitchell chỉ bị kết tội ngộ sát và bị kết án 5 năm tù.

Phiên tòa làm chấn động Australia

Qua các tài liệu thu thập được, cảnh sát ghi nhận 43 em bé được gửi tới “trang trại” của Alice Mitchell trong vòng 6 năm hoạt động, trong đó có tới 37 bé đã chết với nguyên nhân đáng ngờ mà không hề nhận được sự quan tâm đáng có.

Kết quả điều tra được đăng tải rộng rãi trên báo chí Australia phơi bày mặt tối và nguy cơ khi các bậc cha mẹ đơn thân gửi gắm con cho trung tâm chăm sóc toàn thời gian, khiến người dân cả nước không khỏi đau xót và kinh hoàng.

Theo phân tích của chuyên gia, nhiều khả năng cái chết của các em bé không được chú ý do hồ sơ của các em được tiếp nhận bởi những người khác nhau. Vì vậy các nhà chức trách đã không nhận ra số lượng trẻ em chết ở trung tâm chăm sóc của Mitchell nhiều đến mức nào. Không may là hơn 30 cái chết này đã không được điều tra kịp thời, vì vậy không thể xác định nguyên nhân chết của các bé, cũng như không có đủ bằng chứng để buộc Alice Mitchell vì cái chết của tất cả trẻ em trong trung tâm.

Tại phiên tòa xét xử vụ việc của bé Ethel Booth, Alice Mitchell chỉ bị kết tội ngộ sát và bị kết án 5 năm tù.

Bản án này đã làm dậy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận khi một người đàn bà đã thoái hóa nhân tính đến độ đem trẻ em ra kiếm lời và bỏ mặc các em không được chăm sóc, dẫn đến bi kịch cho 37 gia đình, lại chỉ phải nhận án tù 5 năm. Tuy nhiên, sự kiện này đã thúc đẩy bang Tây Úc và cả Australia đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về việc chăm sóc trẻ em.

Kết quả điều tra vụ Alice Mitchell được đăng tải rộng rãi trên truyền thông Australia.

Sau phiên tòa xét xử, chính phủ Australia đã thiết lập luật mới về bảo vệ trẻ em. Đồng thời, quyền lợi của những phụ huynh đơn thân, đặc biệt là phụ nữ, cũng được quan tâm hơn. Đây là một bước tiến trong công cuộc xóa bỏ sự kỳ thị của xã hội với những người có con mà không kết hôn.

"Việc này đã ảnh hưởng đến thái độ của mọi người (với những người mẹ đơn thân) vì trong suốt phiên tòa, họ đã được nghe lời chia sẻ từ những người phụ nữ này về hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi phải nuôi con một mình, đó là những điều mà mọi người chưa từng nghĩ đến trước đây", giáo sư Stella Budrikis của Australia cho biết.

Nghĩa trang ở phía Đông thành phố Perth, nơi chôn cất một số trẻ em do Alice Mitchell chăm sóc.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?

Big Sam Market Vùng: Niddrie. Phone: 9366 2237
Xem thêm

chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...


Article sourced from vtc.vn.