Thông qua việc vào bếp, cha mẹ có thể chỉ dạy con điều gì?
Hiểu được giá trị dinh dưỡng và có thể phân biệt, lựa chọn các loại thực phẩm tự nhiên cho bữa ăn: Dù ở lứa tuổi nào, bố mẹ cũng nên dạy bé những giá trị của thực phẩm và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn nếu được truyền đạt tại mâm cơm ấm cúng của gia đình. Bữa ăn chung là cơ hội để bạn giúp con mình hiểu giá trị và khuyến khích trẻ ăn thực phẩm lành mạnh để đảm bảo sức khỏe sinh hoạt, học tập, vui chơi...
Học được quy trình chế biến món ăn: Ngoài việc học, bạn hãy tập thói quen biết giúp đỡ công việc nhà cho trẻ như phụ mẹ nấu ăn. Từ đó, bé sẽ biết cách phân biệt các loại gia vị và kết hợp chúng với nhau để tạo thành món ăn hoàn hảo. Nhân dịp lễ Vu Lan sắp tới, bạn có thể cho con vào bếp cùng thực hiện mâm cơm chay đẹp mắt để tình cảm thêm gắn kết. Qua việc quan sát mẹ, trẻ sẽ học được cách sơ chế đến trình bày đẹp mắt và đặc biệt là kết hợp các gia vị như nước tương, hạt nêm, nước mắm, dầu hào... để món ăn thêm đậm đà.
San sẻ yêu thương: San sẻ yêu thương: San sẻ yêu thương: Dành thời gian ăn cùng nhau sẽ giúp các thành viên trong gia đình có sự kết nối, gần gũi hơn. Bậc phụ huynh hãy chú ý tạo cảm giác thoải mái trong mâm cơm để trẻ có thể thẳng thắn, mạnh dạn chia sẻ những câu chuyện trường lớp. Một giáo sư đại học Columbia cho biết: “Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất cho các bậc cha mẹ để tham gia vào cuộc sống của con cái họ là có bữa ăn gia đình thường xuyên”.
Nhường nhịn, giúp đỡ người khác: Nhà là nơi để con trẻ thỏa sức làm điều mình muốn, được tự do thể hiện suy nghĩ. Tuy nhiên, bậc phụ huynh hãy luôn nhắc nhở con "kính trên, nhường dưới". Trong mâm cơm, bạn hãy dạy trẻ cách san sẻ thức ăn với người khác. Điều đó sẽ tạo thói quen tốt cho con trẻ khi bước ra ngoài xã hội sau này.
Tăng sự tự tin, tự lập: Đứng bếp sớm sẽ đem lại sự tự tin, phát triển bản thân cho con trẻ sau này. Thông qua việc học cách tiếp xúc, sử dụng đồ bếp như dao, kéo hợp lý, con trẻ sẽ không e sợ trước những "nỗi ám ảnh phòng bếp". Hành động này cũng là tiền đề giúp trẻ tự lập sớm ngay khi còn nhỏ.
Khả năng sáng tạo: Nấu ăn giống một câu chuyện kể mãi không có hồi kết. Với một quả trứng, tùy theo sự sáng tạo, bạn có thể làm ra rất nhiều món khác nhau. Con trẻ sẽ học khả năng tư duy, tìm tòi công thức mới trong thời gian đứng bếp. Hỏng hay thành công không phải vấn đề. Điều quan trọng là trẻ được trải nghiệm và thử vận dụng khả năng tư duy từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Gọn gàng, ngăn nắp: Sau bữa ăn ngon miệng, trẻ có thể học được cách xếp bát, đĩa gọn gàng để mang đi rửa. Ngay cả khi chưa thể trực tiếp rửa bát, bạn có thể dạy trẻ cách thu dọn thức ăn vung vãi, xếp bát đũa, lau bàn... Điều này giúp trẻ hiểu phần nào trách nhiệm chứ không thể "để lại bãi chiến trường" do chính mình tạo ra.
Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from GUU.
Original source can be found here: https://guu.vn/7-bai-hoc-quy-gia-tre-hoc-duoc-trong-bua-com-gia-dinh-uI0ACoFb6GYJm.html