Thói quen gây tích mỡ, nọng cằm ai cũng ngán ngẩm
Các ngôi sao trên mạng xã hội hay xuất hiện trong sự kiện đều có một diện mạo xinh đẹp xuất chúng. Họ luôn biết cách làm bản thân nổi bật trong từng bộ cánh hàng hiệu. Công chúng thường tò mò rằng, liệu có bao giờ các mỹ nhân bị sa sút nhan sắc với các nhược điểm "chí mạng" như người thường là nọng cằm hay không?
Thực tế, nọng cằm có thể "độ" bất cứ ai, dù cho người đó có sở hữu thân hình mi nhon, chân tay mảnh khảnh. Cứ nhìn loạt mỹ nhân dưới đây là rõ.
Hoa hậu Kỳ Duyên "đu trend' TikTok hé lộ "góc khuất" trong nhan sắc của mình làm nhiều người giật mình. Cô nàng đang trong quá trình ép kí độ dáng nhưng vẫn không tránh khỏi việc mỡ rơi xuống cằm.
Lan Ngọc khoảng thời gian miệt mài ghi hình với Running Man, sắc vóc xuống cấp trầm trọng. Cô nàng không chỉ bị mụn ẩn thi đua mọc mà còn bị mỡ cằm "độ".
"Thánh lầy" Bích Phương sở hữu vóc dáng với đôi chân vạn người mê, dáng người mảnh khảnh vẫn bị nọng cằm chình ình.
Ngọc Trinh từ khi phong độ vòng eo 55cm đã không hề có lợi thế về gương mặt thon gọn. Nếu không có sự hỗ trợ của photoshop, "Nữ hoàng nội y" bị dìm toàn tập.
Nhân vật bị gán ghép cho biệt danh "nọng" nổi tiếng nhất thời gian gần đây phải kể đến Phương Oanh. Cô liên tục bị dân tình gọi Nam "khúc giò", Nam "nọng",... Chính chủ dường như cũng biết vấn đề mình gặp phải mà dí dỏm nhận biệt danh này cho mình.
Phương Oanh may mắn sở hữu chiếc cằm nhọn chuẩn V-line vớt vát lại một số cảnh quay cận mặt để rõ mỡ dưới mặt này.
Ăn quá nhiều gia vị như muối, đường trong bữa
Gia vị thêm vào món ăn thoạt nhìn có vẻ ít nhưng chúng cũng có calo (năng lượng). Ăn quá nhiều gia vị làm tăng lượng calo in gây béo phì, đặc biệt ăn quá nhiều muối làm cơ thể tích nước, đặc biệt ở vùng mặt. Các món ăn Việt lại thường sử dụng thêm nước mắm chấm lại càng khiến chị em dễ bị nọng.
Nếu không cần thiết phải dùng nước chấm, hãy bỏ khỏi thực đơn. Tập ăn ít muối hơn cũng là cách nhiều chuyên gia thể hình khuyến khích bạn trong quá trình giảm cân.
Ăn quá nhanh
Ăn nhanh không những gây ảnh hưởng tới đường ruột, dạ dày mà còn làm giảm sự hoạt động của cơ hàm. Thêm vào đó, khi nhai nhanh, tần suất cơ hầm vận động cao có thể khiến phần da mỏng manh của cằm bị chảy xệ.
Giải pháp là bạn nên ăn chậm, nhai kĩ và nhai đều 2 bên hàm để gương mặt được đều, tránh lệch mặt. Nhai kĩ còn giúp bạn cảm nhận được độ ngọt của thực phẩm, hạn chế việc sử dụng nước chấm.
Ngủ không đúng cách
Theo nghiên cứu một người trưởng thành cần ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Ngủ ít khiến bạn phải đối mặt với stress, rối loạn thần kinh - nguyên nhân sản sinh ra hormone cortisol. Loại hormone này là thủ phạm gây béo phì hàng đầu. Khi tăng cân, phần mỡ mặt cũng nhiều hơn và nọng cằm xuất hiện.
Thêm vào đó, tư thế ngủ sai cũng khiến mỡ đổ dồn ở cằm. Bạn nên hạn chế các tư thế ngủ sấp, ngủ nghiêng. Các tư thế này gây áp lực lớn sẽ tác dộng lên cổ, tạo nếp nhăn, da sẽ bị chùng nhão và cuối cùng hình thành nọng cằm.
Bạn nên cố gắng nằm ngửa và hạn chế gây áp lực hay tiếng xúc mặt với gối.
Ngồi sai tư thế
Ngồi gù lưng, đầu cúi thấp để lướt điện thoại hay nhìn màn hình laptop sẽ ảnh hưởng tới cột sống và hình thành mỡ thừa ở nọng. Để tránh thói quen này, bạn nên cải thiện tư thế ngồi càng sớm càng tốt. Luôn cố gắng ngồi thật thẳng lưng, đặt màn hình máy tính cao hơn một chút để không phải cúi đầu quá thấp khi làm việc.
Lỗi sai thường mắc ở nhiều chị em văn phòng.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/dang-dep/nong-cam-noi-am-anh-cua-sao-viet-va-nhung-thoi-quen-gay-tich-mo-ai-cung-mac-c277a493568.html