Thay vì quát mắng, đây sẽ là chiêu đầy ngọt ngào để con ngoan ngoãn nghe lời
ảnh minh họa
Bạn đang ở trong một cửa hàng và con bạn bắt đầu một cuộc chiến, đòi hỏi đủ thứ từ đồ chơi, kẹo ngọt, bánh trái… Đó chắc hẳn là tình huống mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng đã từng phải trải qua.
Thông thường, trong những tình huống này, nhiều người sẽ quát tháo, yêu cầu con không được đòi hỏi vì không muốn lãng phí tiền với những món đồ không thực sự cần thiết và trẻ chỉ đòi hỏi trong chốc lát. Có những giải pháp tốt hơn lời quát mắng và thái độ giận dữ. Dưới đây là những lời khuyên để bạn tham khảo:
1. Đánh lạc sự chú ý của con bằng một câu hỏi
Khi con đòi hỏi, đừng dọa dẫm con về việc nếu con không nín sẽ có điều khủng kɦїếp xảy ra. Đừng dùng cách này chỉ để yêu cầu con ngừng khóc. Thay vào đó, bạn hãy đánh lạc sự tập trung, chú ý của con.
Bạn có thể hỏi con rằng: “Ôi, hôm nay con mặc quần áo/giày dép, đội mũ màu gì vậy?”. Câu hỏi này sẽ khiến trẻ bị phân tâm và quay sang để ý những thứ liên quan. Do đó, trẻ sẽ ngừng đòi hỏi và nín khóc.
2. Đừng dùng khái niệm thời gian, hãy cụ thể hóa bằng số lần
Khi trẻ đang hào hứng với một trò chơi nào đó, bạn muốn con kết thúc, đừng dùng khái niệm về thời gian như: “Con chơi thêm 5 phút, 10 phút nữa thôi nhé”. Về cơ bản, trẻ nhỏ không có ý niệm về thời gian và không định lượng được chừng đó là bao lâu. Thay vì vậy, hãy nói một cách cụ thể: “Con chơi khoảng 10 lần/ 10 vòng nữa nhé”.
3. Cha mẹ làm trước, con cái học theo
Nếu con của bạn không chịu rửa mặt, hãy thử mẹo này: Đầu tiên, chính bạn phải là người rửa mặt để con nhìn theo và cảm thấy thích thú. Giao tiếp bằng hành động sẽ cho bé cảm nhận nhanh hơn về hiện tượng, hành động. Khi trẻ đã bị thuyết phục, bạn sẽ lau cho con. Hãy áp dụng chiêu này với những việc tương tự như đánh răng…
4. Hãy nói lời cảm ơn và xin lỗi con
Khi con muốn giúp bạn, đừng cho đó là một việc hiển nhiên mà hãy nói lời cảm ơn với con. hành động này của cha mẹ sẽ giúp con cảm thấy gần gũi hơn, ấm áp hơn và giúp mối quan hệ của bố mẹ với con cái trở nên thân thiết, bất kể con có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa.
Tương tự như thế, khi bạn làm một điều gì đó không đúng với con, hãy nói lời xin lỗi. Đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ không cần thiết phải làm như vậy. Việc nói cảm ơn và xin lỗi cũng là một cách bạn dạy con mình ứng xử trong cuộc sống sau này.
5. Cho con ăn rau trước bữa ăn
Một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ chính là việc trẻ thường không thích ăn rau. Khi bữa cơm được dọn ra, trẻ thường từ chối các loại thực phẩm giàu chất xơ này. Vì thế, đừng đợi tới bữa ăn chính, bạn có thể cho con mình ăn rau vào trước bữa ăn. Khi đói, trẻ sẽ ăn mọi thứ, từ cà chua, cà rốt, dưa chuột…
6. phân định rõ quyền hạn trong gia đình đông trẻ nhỏ
Khi gia đình có 2, hoặc 3 đứa con, chuyện những đứa trẻ tranh giành đồ chơi lẫn nhau là việc thường xuyên xảy ra. Để hạn chế điều này, bố mẹ nên làm một cuộc phân định rõ ràng: Vào những ngày nào ai được chơi món đồ chơi nào. Bố mẹ gọi trẻ đến và giao ước sẵn như vậy. Bằng cách này, khi trẻ đòi hỏi, tranh giành nhau, bố mẹ chỉ cần hỏi: “Hôm nay đến lượt ai được chơi món đồ này nhỉ?”. Sau đó, trẻ sẽ tự khắc phải tuân theo giao ước đã vạch ra.
7. Chú ý về cách bạn hỏi
Hãy suy nghĩ về một số câu hỏi trước khi bạn đặt ra cho trẻ bởi có một số câu với trẻ là khó trả lời. Ví dụ thay vì hỏi con có thích ăn hotdog cho bữa tối không? Tốt hơn hết, bạn hãy hỏi: “Tối nay mình sẽ ăn hotdog, con muốn một chiếc như thế nào nhỉ?”.
8. Cho con quyền lựa chọn, tránh các câu hỏi tu từ
Trước hết, cần hiểu tâm lý trẻ nhỏ luôn thích được lựa chọn và đưa ra quyết định. Ví dụ, trước khi đi ra ngoài chơi, hãy hỏi con xem con thích mặc bộ đồ nào. Nhưng hãy cụ thể hơn câu hỏi của bạn. Thay vì “thích cái nào”, tốt hơn hết bạn hãy hỏi: “Con thích cái màu vàng hay cái màu đỏ này?”.
9. Đừng từ chối phũ phàng, hãy đưa ra giải pháp khác
Vào một cửa hàng, khi con bạn khóc lóc đòi mua một món đồ mà thậm chí chúng đã có rất nhiều ở nhà, đừng vội vàng quát mắng hoặc tuyên bố: “Không mua, mẹ không có tiền”, điều đó sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy bất mãn và gào khóc. Thay vào đó, bạn hãy nhẹ nhàng nói với con rằng: “Được rồi, mẹ nhớ rồi, mẹ sẽ cho vào danh sách lần sau mua nhé”. Điều này sẽ giúp bạn tránh được xung đột trước mắt và con không khóc vòi vĩnh tại chỗ đông người.
10. Hãy làm gương cho trẻ
Nếu bạn bảo con đi ngủ, nhưng bạn vẫn ngồi xem tivi hay chơi điện thoại, nó dĩ nhiên sẽ khiến trẻ cảm thấy không cần phải làm theo lời bố mẹ. Muốn trẻ nghe lời, bản thân bạn phải làm mẫu. Hãy lên giường khi tới giờ ngủ, giả vờ rằng bạn đang ngủ tɦїếp đi, sau đó hay gọi con vào nằm cùng với mình. Cả hai sẽ cùng nằm, nhắm mắt lại, tĩnh lặng và chìm vào giấc ngủ…
Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2741195