Trong 4 chị em gái, tôi là đứa xinh đẹp và học giỏi nhất nhà, vì thế được bố mẹ cho học xong đại học. Trước khi vào đại học, tôi hứa với bố mẹ và 2 đứa em là sẽ học hành thật tốt để kiếm được nhiều tiền cho các em đi học.

Vậy mà đi làm được nửa năm, tôi dính vào chuyện yêu đương rồi có thai, phải cưới luôn. Bố động viên tôi:

“Bố thấy gia đình nhà người ta cũng khá giả, đạo đức, con cứ đồng ý cưới đi, không phải nghĩ cho bố mẹ và các em. Con gái có lứa có thì, duyên đã đến có cưỡng lại cũng chẳng được, cứ thuận theo số phận mà sống con ạ. Sau khi lấy chồng, bố mẹ chỉ mong con sống tốt với gia đình chồng là đủ”.

Những lời căn dặn của bố, tôi khắc ghi trong lòng, không bao giờ quên được.

Suốt 3 năm nay, sống ở nhà chồng, cuộc sống của tôi rất tốt. Bố mẹ chồng đều đang đi làm, không thể nghỉ việc chăm sóc cháu được. Chồng muốn con được chăm sóc tốt ngay từ những ngày đầu đời nên gợi ý vợ ở nhà trông con và cơm nước cho gia đình.

Thương con còn nhỏ, tôi không yên tâm khi giao bé cho người ngoài chăm sóc nên đành xin nghỉ làm vô thời hạn. Chồng tôi khá tâm lý, biết vợ ở nhà chịu nhiều thiệt thòi nên cứ cuối tháng chuyển hết lương cho tôi giữ. Từ ngày cưới đến nay, anh không bao giờ quát nạt mắng mỏ vợ nửa lời.

 

Trước khi vào đại học, tôi hứa với bố mẹ và 2 đứa em là sẽ học hành thật tốt để kiếm được nhiều tiền cho các em đi học. (Ảnh minh họa)

Đi làm về là anh thay quần áo giúp vợ nấu nướng hay đưa con đi chơi. Người đi ngủ sau cùng trong nhà bao giờ cũng là chồng, bởi anh còn bận phơi đồ giúp vợ để ban ngày tôi được ngủ nhiều hơn.

Thấy con trai cưng chiều vợ, bố mẹ chồng không chê trách nửa lời mà còn khuyến khích anh ấy làm nhiều hơn. Mẹ chồng thường nói:

“Tính chồng con giống y chang bố, ông ấy tính hay làm, ở nhà mà chơi không làm việc là tay chân ngứa ngáy khó chịu. Cứ để cho mấy bố con làm, con đừng vơ hết việc vào người mà khổ, rồi mấy người đàn ông sống ỷ lại”.

Sống cùng với bố mẹ chồng hiểu chuyện, cuộc sống của tôi khá yên ổn hạnh phúc nhưng mỗi khi nghĩ về cảnh bố mẹ và các em nghèo khó ở quê mà tôi thấy thương.

Tuần vừa rồi, bố tôi thấy trong người khó chịu nhiều ngày nên ra phố khám bệnh và thăm con cháu một thể. Ông ở lại chơi với cháu vài ngày. Trước lúc bố về, tôi giấu chồng biếu bố chồng 20 triệu, tôi bảo:

“Từ ngày con đi lấy chồng chưa báo đáp bố mẹ được gì. Dạo này chồng con làm có tiền, bố hãy cầm chút tiền này lo cho các em và mua thuốc bổ để bồi dưỡng sức khỏe. Bố mẹ bỏ ra nhiều tiền nuôi con ăn học, vậy mà con chưa làm được đồng nào để đóng góp cho gia đình, con rất buồn. Vì vậy, bố hãy cầm số tiền này để con bớt áy náy”.

Sống cùng với bố mẹ chồng hiểu chuyện, cuộc sống của tôi khá yên ổn hạnh phúc. (Ảnh minh họa)

Tôi nói rất nhiều, cuối cùng bố miễn cưỡng nhận số tiền đó. Khi bố tôi đang cất tiền vào túi ba lô thì bất ngờ em chồng đến chơi và đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Em ấy tỏ vẻ bức xúc nói:

“Anh tôi vất vả kiếm từng đồng một, chị ở nhà lén lút biếu bố đẻ cả xấp tiền, thương anh trai quá. Không hiểu anh có biết được lòng dạ của chị dâu không nữa. Đúng là “ăn cây táo rào cây sung””.

Lo sợ tôi bị gia đình chồng gây khó dễ nên bố trả lại số tiền đó cho tôi và toan ra về. Đúng lúc đó, mẹ chồng đi chợ về, em chồng thấy vậy đã mách hết mọi chuyện với bà.

Nghe xong chuyện, mẹ chồng không trách con dâu mà trách con gái:

“Con là em, sao lại ăn nói hỗn hào với ông thông gia và chị dâu vậy, hôm nay con không xin lỗi mọi người thì đừng bao giờ bước vào nhà này nữa. Còn số tiền đó là chị dâu con biếu ông thông gia là do anh con đưa cho đấy, sao con chưa biết chuyện gì đã ăn nói linh tinh vậy?”.

Bị mẹ mắng, em chồng vội xin lỗi, rồi ra về với vẻ mặt không vui. Thật may mẹ chồng đã đứng ra giải cứu giúp nên tôi cũng không để tâm lắm đến thái độ của em chồng bướng bỉnh. Trước lời nói khéo của mẹ chồng, bố tôi cũng chịu nhận tiền biếu. Tôi rất biết ơn việc làm khéo léo của mẹ chồng.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/len-lut-bieu-tien-bo-em-chong-bat-duoc-mach-voi-me-chong-va-cai-ket-bat-ngo-c391a614234.html