Tham vọng của Trung Quốc tại Bắc Cực
ảnh minh họa
Trung Quốc đã ra Sách Trắng kêu gọi hợp tác quốc tế mạnh hơn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các tuyến đường hàng hải trong khu vực này. Tờ Financial Times nhận định việc phát hành Sách Trắng thể hiện tham vọng địa chính trị ngày một tăng của Trung Quốc tại một khu vực được coi là mặt trận cuối cùng để khai thác. Theo US Geological Survey, sự giàu có hydrocarbon và các mỏ khoáng sản tại Bắc Cực, nơi nắm 1/3 trữ lượng khí đốt dự trữ của thế giới, khiến khu vực này luôn được đánh giá là có giá trị cao. Trung Quốc cũng đã nỗ lực đẩy mạnh xây dựng quan hệ với các nước thuộc vùng Scandinavi vì những tham vọng của nước này tại Bắc Cực sẽ ảnh hưởng đến Canada, Đan Mạch và Nga - những nước đang có những tranh chấp lãnh thổ về vùng chồng lấn tại Bắc Cực và đều có những mối quan tâm địa chính trị tại khu vực. Trung Quốc đã thành lập một trung tâm nghiên cứu Bắc Cực chung với tất cả 5 nước Bắc Âu đặt tại Thượng Hải và ký một thỏa thuận hợp tác thăm dò với Australia.
Các chuyên gia cho rằng hoạt động thăm dò tại Bắc Cực mang màu sắc cả chính trị lẫn khoa học, khá giống với việc đặt tên các rặng đá ngầm tại khu vực biển Hoa Đông được xuất phát từ động cơ các tranh chấp lãnh thổ của các nước liên quan. Mục tiêu đặc biệt của Trung Quốc là hòn đảo Greenland vô cùng giàu tài nguyên khoáng sản gần như nằm trọn ở Bắc Cực, đang trong giai đoạn chuyển giao khỏi quyền của Đan Mạch. Một công ty mỏ của Trung Quốc đã mua quyền khai thác mỏ tại đây, nhưng thỏa thuận để mua lại một căn cứ hải quân cũ không còn dùng nữa đã không đạt được vì liên quan đến vấn đề an ninh. Terrence Haverluk, Giáo sư tại Học viện Không quân Mỹ, nhận định rằng Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với hòn đảo Greenland bởi nguồn kim loại đất hiếm tại đây cũng có thể là những quyền đối với các cảng tại Bắc Cực.
Mặt khác, việc tan chảy các mỏm băng không chỉ làm khai thông các tuyến đường biển mà còn giúp các tàu ngầm quân sự đến các nước Scandinavi từ các căn cứ hải quân trong vùng Bắc Cực. "Cực Con đường Tơ lụa" nằm trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" mở rộng, một nỗ lực đầu tư tập trung phát triển các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích thương mại dọc theo con đường tơ lụa cổ xưa đi từ Trung Quốc đến châu Âu và một con đường thứ hai nối Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á và đông Phi bằng đường biển.
Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2051410