"Tật xấu" và trí thông minh ở trẻ đôi khi rất giống nhau, quan sát 3 đặc điểm này là rõ
1. Trẻ mê chơi
Giáo sư nổi tiếng Trung Quốc Lý Mai Cẩn từng nói: “Tất cả những thiên tài đều có một điểm chung là rất tập trung”.
Khi trẻ chìm trong thế giới của riêng mình như khi chơi đồ chơi, đọc sách… chúng thường rất tập trung và không dễ bị quấy rầy bởi thế giới bên ngoài. Ngay cả khi người khác nói chuyện hoặc rủ trẻ làm chuyện gì đó, chúng cũng không nghe thấy gì cả. Lúc này, cha mẹ không nên làm gián đoạn, phân tán sự tập trung của trẻ.
2. Thích tháo dỡ đồ đạc
Bàn tay được các nhà khoa học xem là “bộ não thứ 2 của cơ thể”. Nhà giáo dục Montessori cũng cho rằng, nếu một đứa trẻ có tay hoạt động tốt, trí não của chúng cũng sẽ phát triển tốt hơn. Trong quá trình vận động, tay, mắt, não sẽ phối hợp với nhau, giúp kích hoạt các tế bào não, giúp não bộ phát triển mạnh mẽ.
Một đứa trẻ thích tháo dỡ đồ chơi, lục tung các hộp chứng tỏ tay và não bộ của chúng hoạt động rất tốt. Cha mẹ có thể giúp đỡ con mình bằng cách mua một số loại đồ chơi mang tính giáo dục như các hình khối xây dựng, bộ xếp hình, sách lật, sách dán… Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc, luyện tập piano hay các bài tập khác liên quan tới các ngón tay.
3. Nói nhiều, hay cãi lại cha mẹ
Trẻ nói rõ ràng và rành mạch, điều này cho thấy kỹ năng ngôn ngữ của chúng rất tốt, tư duy tích cực, trí tưởng tượng phong phú. Nếu một đứa trẻ có thể diễn đạt lời nói một cách rõ ràng, logic, khiến cha mẹ không thể nói lại được, điều đó cực kỳ tốt cho chúng.
Trẻ con thường tò mò mọi thứ, việc đặt nhiều câu hỏi làm khó người lớn chứng tỏ chúng có trí não phát triển tốt, ham học hỏi.
Khi thấy con hỏi nhiều với những câu hỏi kỳ lạ, cha mẹ không nên nóng vội mà cần kiên nhẫn hơn. Đối mặt với những câu hỏi của trẻ, hãy cố gắng trả lời một cách logic và đơn giản nhất để trẻ hiểu.
Việc cha mẹ nhiệt tình trả lời các câu hỏi của con mình sẽ giúp trẻ càng có thêm hứng thú với những điều mới lạ.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, 0-8 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí tuệ của trẻ. Ở giai đoạn này, cha mẹ nên nhiệt tình trả lời các câu hỏi trẻ thắc mắc hơn, tạo nền tảng say mê học tập cho trẻ sau này.
Làm thế nào cha mẹ có thể tạo ra môi trường phù hợp để phát triển trí tuệ cho con cái?
Cha mẹ cần cho con cái không gian phát triển thoải mái, để chúng có thể lớn lên theo tốc độ của riêng mình. Không có một phương pháp giáo dục nào có thể áp dụng chung cho mọi trẻ em, cha mẹ cần xác định rõ đặc điểm của con mình và tạo cho con một môi trường phát triển có mục tiêu, có lợi cho sự phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo.
Khuyến khích trẻ thực hiện nhiều hơn sẽ có lợi cho việc cải thiện khả năng thực hành của trẻ. Mặc dù kinh nghiệm sống của trẻ còn hạn chế, nhưng việc thực hành nhiều có thể cho phép trẻ tiếp nhận các kích thích từ môi trường. Điều này có lợi cho việc mở rộng và làm phong phú mạng lưới tế bào thần kinh trong não.
Việc tôn trọng những đặc điểm phát triển của trẻ có thể cho phép cha mẹ nhìn ra khía cạnh khác của con mình. Cha mẹ không nên đưa ra những đánh giá thiếu chính xác về trẻ vì nhận thức chủ quan của bản thân.
Ngoài ra, nếu cha mẹ phủ nhận việc trẻ làm có thể hạn chế tiềm năng phát triển của trẻ. Những so sánh vô nghĩa có khả năng làm suy giảm IQ của trẻ.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/khong-can-phai-quan-sat-nhieu-neu-nhan-thay-tre-co-3-tat-xau-nay-chung-to-iq-chung-rat-cao-c216a1342856.html