Bàn thờ được xem là nơi linh thiêng và trang trọng nhất trong mỗi căn nhà, đây là nơi để con cháu thể hiện lòng thành kính và kết nối với ông bà tổ tiên cũng như các vị thần linh. Trong văn hóa người Việt, hầu hết nhà nào cũng đặt một bàn thờ gia tiên.

Nếu gia đình đó làm ăn kinh doanh buôn bán thì thường đặt thêm một bàn thờ Thần Tài. Ngoài ra, bàn thờ Thần Tài còn được đặt tại các công ty, cửa hàng để thu hút tài lộc đến cho gia chủ.

Thông thường, bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất còn bàn thờ gia tiên lại luôn được kê trên cao. Đây là điều không phải ai cũng biết, tại sao vậy?

1. Tại sao bàn thờ Thần Tài phải đặt dưới đất?

Thần Tài là vị thần mang lại tiền bạc, của cải cho mỗi gia đình. Nhiều gia đình, nhất là những gia đình buôn bán kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài để cầu xin cho “mua may bán đắt”.

Thần Tài theo thuyết Thiên – Địa – Nhân là “nở ra” từ dưới đất nên bàn thờ Thần Tài phải tiếp âm, đặt sát đất và đặt ở tầng một. Ngoài ra, bàn thờ phải đặt ở góc nhà vì gắn liền với sự tích Thần Tài bị đánh đuổi, trốn vào trong góc nhà.

Sự tích Thần Tài bị đánh đuổi

Ngày xưa có một lái buôn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện.

Lái buôn này liền đưa Như Nguyện về nhà nuôi và từ đó trở đi việc làm ăn buôn bán ngày càng phát đạt, chỉ trong vài năm mà anh ta trở thành một hộ giàu có trong vùng.

Một hôm vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm cô sợ hãi, chui vào đống rác và trốn mất. Kể từ đó, việc làm ăn buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì phá sản, nghèo kiết xác.

Chính vì vậy, người ta cho rằng Như Nguyện chính là Thần Tài, bởi lúc lái buôn nuôi cô thì làm ăn phát đạt, tới khi cô bỏ đi thì Thần Tài không còn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút.

Do sự tích này mà người ta có tục kiêng quét rác và hối rác trong 3 ngày Tết, vì sợ Thần Tài không có chỗ ẩn trốn mà dọn đi nơi khác, việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại.

Cũng vì sự tích này mà người ta lập bàn thờ Thần Tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên.

Một số lưu ý khác khi đặt bàn thờ Thần Tài gia chủ cần chú ý:

- Nơi tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài chính là vị trí hợp với mệnh với gia chủ, hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. Hai địa điểm có thể lựa chọn để đặt bàn thờ là ở cung Thiên Lộc và Quý Nhân, nó sẽ hỗ trợ gia đình làm ăn phát tài.

- Phía sau bàn thờ Thần Tài phải có chỗ dựa vững chắc.

- Tránh đặt bàn thờ Thần Tài gần thùng rác, nhà vệ sinh, nhà bếp để tránh ô uế, ở góc khuất kẻo hạn chế tiếp đón tài lộc vào nhà.

2. Tại sao bàn thờ gia tiên lại kê trên cao?

Trái ngược với bàn thờ Thần Tài là đặt sát đất, bàn thờ gia tiên cần phải kê trên cao để phân biệt không gian thờ cúng tổ tiên với không gian thờ Thần Tài.

Hơn nữa việc đặt bàn thờ gia tiên trên cao ở nơi yên tĩnh, trang nghiêm còn thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Một số lưu ý khi đặt bàn thờ gia tiên:

- Nếu sống trong nhà cao tầng, diện tích nhỏ hẹp thì gia chủ nên đặt bàn thờ gia tiên ở trên tầng cao. Nếu nhà có diện tích rộng rãi thì có thể bố trí bàn thờ gia tiên trong một phòng riêng để đảm bảo không gian yên tĩnh khi thờ cúng.

- Nếu ở nhà chung cư, gia chủ nên đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí chính giữa ngôi nhà hoặc thiết kế bàn thờ treo.

- Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào, đối diện nhà vệ sinh, nhà bếp hay phòng ngủ.

- Không đặt bàn thờ gia tiên dưới cửa sổ.

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiêm!

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from 2SAO.

Original source can be found here: https://2sao.vn/vi-sao-ban-tho-than-tai-phai-dat-duoi-dat-ban-tho-gia-tien-lai-ke-tren-cao-n-346959.html