Sự thật thú vị về thai kỳ mà bác sĩ hiếm khi tiết lộ với mẹ bầu

16:00' 19-03-2020
Khi mang bầu, tử cung của mẹ từ kích cỡ ngang một quả đào đã phình lên bằng một quả dưa hấu.

Khi nhắc đến chuyện mang bầu, những vấn đề mọi người thường nghĩ ngay đến là buồn nôn, đau lưng, thèm ăn bất thường. Vậy nhưng trên thực tế vẫn còn không ít những sự thật thú vị về thai kỳ khác mà có thể mẹ đã từng trải qua cũng không hề biết. 

#1. Mẹ có thể mang bầu đến... 1 năm

Thông thường, thời gian mag thai của mẹ sẽ kéo dài khoảng 38-40 tuần. Việc mang thai đến cả năm dường như là chuyện hoang đường. Tuy nhiên trên thực tế đã có những trường hợp thai kỳ kéo dài đến khó tin. Chẳng hạn như chị Beulah Hunter (sống tại Los Angeles, Mỹ) được ghi nhận đã mang thai 375 ngày. Thai nhi của cô phát triển chậm hơn bình thường nhưng sau 1 năm, em bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh. 

#2. Thai nhi thường uống nước tiểu của chính mình 

Trong nửa sau của thai kỳ, thai nhi sẽ thải ra khoảng 400-500ml nước tiểu vào trong nước ối. Sau đó, em bé sẽ uống một phần nước thải này vào trong cơ thể. Dù vậy, nước tiểu của thai nhi trong môi trường nước ối là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh. 

#3. Tử cung to lên 500 lần khi mang thai 

Trong quá trình mang bầu, tử cung của mẹ sẽ phát triển lớn hơn 500 lần so với bình thường và 2 tháng sau khi sinh, nó sẽ trở lại kích thước trước đó. Tử cung trước khi mang thai có kích thước bằng một quả đào và vào cuối thai kỳ, nó sẽ đạt đến kích thước của một quả dưa hấu. 

Tử cung của mẹ phát triển lớn hơn đến 500 lần khi mang thai.

#4. Hormone sản xuất khi mang thai nhiều hơn trong cả cuộc đời 

Lượng hormone estrogen cơ thể mẹ sản xuất ra trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ tương đường với 3 năm khi không mang thai. Và tổng cộng trong cả thai kỳ, mẹ sẽ sản xuất ra lượng hormone này nhiều hơn trong cả cuộc đời. 

#5. Chân mẹ to hơn khi mang thai 

Trong thời gian mang bầu, không chỉ vòng 1 và vòng 2 mà cả chân mẹ cũng sẽ lớn hơn. Những lý do dẫn đến hiện tượng này bao gồm: Sự tích tụ chất lỏng quá mức trong cơ thể mẹ; các khớp xương bị mềm do thay đổi nội tiết tố, tăng áp lực lên chân do tăng cân.

Chân mẹ có thể tăng kích cỡ trong thời gian mang bầu.

#6. Thai nhi có thể khóc trong bụng mẹ 

Ngay từ trước khi chào đời, em bé đã có thể khóc. Thai nhi có khả năng này trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Khi siêu âm, mẹ có thể bắt được những khoảnh khắc em bé đang khóc, há miệng, chán nản hay thậm chí là thở dài.

#7. 90% mẹ bầu bị nám da 

Một trong những thay đổi dễ nhận thấy ở mẹ bầu là sắc tố da. 90% mẹ bầu gặp phải những vấn đề như sạm da, xuất hiện vết đốm trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng trán, mũi, cằm, xương gò má và mắt. Màu sắc của những vết đốm này phụ thuộc vào màu da ban đầu của mẹ. 

Nám da là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai.

#8. Trong bụng mẹ bé đã có dấu vân tay 

Thông thường, dấu vân tay của thai nhi hình thành từ tuần thứ 10 đến 19 của thai kỳ. Và sau khi được hình thành, chúng sẽ không thay đổi cho đến cuối đời. 

#9. Bé có thể cảm nhận vị thức ăn 

Một đứa trẻ chưa chào đời cũng có thể cảm nhận, nếm và ngửi thức ăn mà mẹ ăn. Những yếu tố này được hấp thu bởi nước ối và chuyển đến em bé. Do vậy sở thích ăn uống khi mang thai của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sở thích của bé sau này. 

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Relax For Life Japanese Massage Chairs Vùng: Peakhurst. Phone: 02 8307 0878
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/mang-thai/8-su-that-ky-la-khi-mang-thai-bac-si-hiem-khi-tiet-lo-voi-me-bau-c383a425635.html