Say đắm cùng hương vị khó quên của rượu ngô Hà Giang
I. Xuất xứ, nguồn gốc
Rượu ngô thực ra không phải là đặc sản riêng của Hà Giang mà nó là đặc sản của đồng bảo dân tộc Mông nói chung, phân bố chủ yếu ở các đình Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam.
Mặc dù không phải là đặc sản mang tính chất duy nhất chỉ bản xứ mới có, nhưng tại Hà Giang thì người ta mới có thể tìm được những mẻ rượu ngô thơm ngon, đúng chất và say đắm nhất. Sở dĩ có điều này đó chính là phần địa hình đặc biệt của Hà Giang. Tuy ở trên mọt vùng cao nguyên đá khô cằn nhưng vô tình với địa hình tưởng chừng kém màu mỡ này, kết hợp với sự chăm chỉ và khéo léo của những người dân nơi đây đã cho ra những mẻ ngô ngon nhất, sản lượng cao nhất để nấu ra loại rượu ngô thượng hạng có một không hai
Ngô Hà Giang là nhất đó!
II. Rượu ngô Hà Giang có gì đặc biệt? Quy trình nấu rượu ngô của người Hà Giang
Như trên đã nói, rượu ngô tại Hà giang được nấu từ loại ngô có chất lượng cao, hạt to được trồng tại miền cao nguyên đá khô cằn nhưng lại chứa đừng những tinh túy của trời đất. Không dừng lại ở đấy, nước dùng để nấu rượu cũng phải là loại nước được hứng từ giữa những vách đá, thứ nước mà đã được lọc qua những tầng địa chất chứa đầy khoáng chất của “công viên địa chất toàn cầu”.
Ngô để nấu rượu phải là những bắp ngô tuyển chọn
Nếu chỉ nói đến ngô và nguồn nước thì có lẽ sẽ quá thiếu sót nếu không nói đến loại men để dùng để nấu ra những mẻ rượu ngô ngon trứ danh của Hà Giang. Loại men này cũng phải là loại men đặc biệt được gọi là men “hồng mì”. Hồng mì là tên một loại cây có hạt gần như tam giác mạch hay kê. Loại hạt này sau khi thu hoạch sẽ được nghiền nát, sau đó được nhào với nước và nặn thành bánh để dùng dần. Đây là một loại men đặc biệt, không nơi nào có, là điểm mấu chốt để tạo nên hương vị của rượu ngô Hà Giang.
Men hồng mì trứ danh của miền Quản Bạ - Hà Giang
Tại Hà Giang, rượu được nấu một cách thủ công trong các hộ gia đình, tại những địa phương nổi tiếng như Bắc Hà – Hà Giang thì tỉ lệ các hộ biết nấu rượu và có hoạt động nấu rượu lên đến trên 90%. Ngô sau khi thu hoạch về, chọn ra những bắp ngô có những hạt ngô to nhất, mẩy nhất, sau đó được đêm phơi khô qua cho dễ tách hạt. Ngô sau khi tách hạt sẽ được cho vào một chiếc chảo to để “luộc” ngô. Gọi là luộc nhưng những hạt ngô được đặt trong chiếc chảo cũng xâm xấp nước, trong quá trình luộc, ngô được đảo liên túc để đảm bảo chín đều. Sau khi ngô đã chín, ngô sẽ được đổ xuống đất, các bạn không đọc nhầm đâu, ngô sẽ được đổ xuống một nền đất ẩm nhưng sạch, sau đó men hồng mì sẽ được giã ra để trộn và tiếng hành ủ men luôn. Sở dĩ phải ủ men ở dưới đất thế này, người Hà Giang lý giải đó là ở trong lòng đất có một lượng độ ẩm nhất định, cung cấp liên tục cho mẻ ngô trong quá trình ủ men, do đó men sẽ được ủ kĩ hơn, hương vị sẽ thơm ngon hơn.
Bộ nồi chưng cất rượu ngô tại Hà Giang
Rượu sau khi đã được ủ kĩ với men trong khoảng 10 ngày hoặc hơn tùy thời tiết thì ngô đó mới được đem đến nồi chưng cất để nấu rượu. Dụng cụ để chưng cất rượu ngô tại Hà Giang cũng cực kì đơn giản, vẫn là chiếc chảo lớn được đặt lên bếp củi, nước được đổ dưới chảo, bên trên là một tấm lót sao cho ngô không bị sát vào đấy chảo, gây khê rượu. chiếc nồi chưng cất được úp lên và hệ thống chưng cất cũng giống như cách nấu rượu truyền thống khác. Tuy nhiên chất liệu hoàn toàn được làm bằng gỗ, điều này cũng góp phần mang lại thêm hương vị cho rượu ngô. Lửa cung cấp nhiệt cho nồi chưng cát rượu ngô cũng phải được quan tâm đặc biệt, nếu lửa nhỏ quá sẽ không ra hết được rượu, nếu lửa to quá thì sẽ khiến cháy nồi, rượu sẽ bị khê. Do đó nấu rượu ngô ở Ha Giang không chỉ là một nghề, nó đã được nâng lên tầm nghệ thuật.
Nấu rượu ngô phải đặc biệt chú ý không sẽ hỏng hết
Một mẻ rượu ngô nấu như thế mất khoảng 6 đến 8 tiếng, trong 4 tiếng đầu rượu đầu ra sẽ cực kì nặng, sau 2 tiếng thì rượu được chiết ra sẽ nhẹ hơn, và 2 tiếng cuối cùng là rượu nhẹ và nhạt nhất. Nhưng 3 loại rượu này đều không thể uống được ngay lập tức, người nấu rượu kinh nghiệm và tài giỏi thể hiện ở chỗ pha chế làm sao cho 3 loại rượu này có nồng độ thấp hơn, uống vào sảng khoái, phê pha mà không hề mệt mỏi như những loại rượu khác. Rượu ngô sau khi nấu sẽ được hạ thổ, ít nhất 6 tháng thì mới có thể sử dụng được. Rượu hạ thổ càng lâu thì càng giá trị và càng thơm ngon.
Những gì còn lại của quá trình nấu rượu ngô sẽ được làm thức ăn cho những chú trâu như thế này
III. Mua rượu ngô Hà Giang ở đâu
Ngày nay với việc thông thương hàng hóa dễ dàng giữa các tỉnh miền núi thì việc mua được rượu ngô Hà Giang là một việc khá dễ dàng kể cả với những tỉnh, thành phố miền xuôi như Hà Nội, Hải Phòng… Đôi khi chỉ cần một cú điện thoại là các bạn đã có ngay một can rượu ngô được rao đến tận nhà. Thế nhưng vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của loại rượu này lại là một câu hỏi lớn.
Rượu ngô được bán thành những can to tại những phiên chợ tại Hà Giang
Để mua được rượu ngô Hà Giang “xịn” thì đương nhiên chúng ta phải lên tới Hà Giang rồi, nhưng tại Hà Giang cũng có rất nhiều loại rượu ngô khác nhau, Cattour xin được mách nhỏ các bạn là để mua được loại rượu ngô ngon và chuẩn nhất thì các bạn hãy đến những phiên chợ vùng cao của miền núi Bắc Hà. Tại sao nói như vậy vì chỉ tại Bắc Hà người ta mới thu hoạch được những hạt ngô to và chất lượng nhất, ngoài ra chỉ ở Bắc Hà mới có loại men hồng mì vốn đã rất hiếm tại Hà Giang, những địa phương khác tại Hà Giang tuy rượu ngô cũng rất ngon nhưng lại sử dụng một loại men lá, hương vị chắc chắn sẽ có ít nhiều khác biệt so với loại rượu ngô được ủ bằng men hồng mì tại Bắc Hà.
Rượu ngô Bắc Hà là nhất nhé
IV. Hương vị và ý nghĩa của rượu ngô Hà Giang
Rượu ngô Hà Giang có vị êm, dễ uống, rất vào lại còn có vị thơm nồng, hơi béo béo của ngô. Đặc biệt rượu ngô được yêu thích đó là nếu say, thì sau khi nghỉ ngơi bạn sẽ không bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể như hầu hết những loại rượu khác gây ra.
Rượu ngô đối với người Hà Giang rất quý, để trồng được ngô tại những vách đá treo leo ở đây, người ta phải nhồi từng nắm đất vào những hốc đá và gieo từng hạt ngô vào đó, phải trải qua vô vàn những khó khăn và cực khổ để thu hoạch về được những bắp ngô ngon nhất để tạo ra những giọt rượu hảo hạng. Không những thế, công việc nấu rượu cũng cực kì cầu kì, tỉ mỉ và đặc biệt là rất vất vả. Do đó người dân Hà Giang đều rất quý rượu ngô, chỉ khách quý và những dịp trang trọng mới được lấy ra dùng. Cố ca sỹ, nhạc sỹ Trần Lập đã có một câu hát trong bài hát Men Say: “Níu chân khách miền xuôi, quý người uống mềm môi. Nâng lên bát rượu ngô uống một hơi bắt tay làm bạn…” Những câu hát đó chính là miêu tả hương vị của rượu ngô và lòng hiếu khách của người Hà Giang với đặc sản quê hương mình dành tặng cho những du khách miền xuôi.
Cố ca sỹ/nhạc sỹ Trần Lập và những người bạn là những người rất yêu quý mảnh đất Hà Giang địa đầu tổ quốc
Rượu ngô Hà Giang từ lâu đã trở thành một biểu tượng về văn hóa của người dân tộc Hà Giang, việc nấu và thưởng thức rượu ngô được coi là một hình thức thư giãn sau những giờ phút lao động nặng nhọc. Ngày nay rượu ngô không còn được nấu bởi những thứ ngô thừa sau khi sử dụng nữa mà nó đã được nâng lên là một nét văn hóa, nhà nào cũng phải biết nấu rượu ngô, dự trữ trong nhà một chút, thậm chí nhiều nhà còn coi đây là công cụ kiếm cơm, là nguồn thu nhập chính của gia đình bằng cách nấu và bán rượu ngô, rượu ngô không chỉ đơn giản là một đặc sản, một thức uống nữa mà nhờ có nó, bộ mặt của người dân Hà Giang và toàn tỉnh Hà Giang nói chung đã thay đổi, người ta không chỉ biết đến Hà Giang với những cao nguyên đá hùng vĩ hay những con đèo hiểm trở nữa mà giờ đây khi nhắc đến Hà Giang.
Rượu ngô không chỉ là một thức uống mà nó là một nét văn hóa của người Hà Giang
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3380461