"Đây là cuộc trao đổi về học thuật, không phải trao đổi quân sự", trung tá phi công Đài Loan Wu Bong-yeng nói tại căn cứ Hsinchu ở phía bắc Đài Loan hôm nay. "Tất nhiên, họ rất tò mò về Đài Loan".

Theo Wu, khóa học 6 tháng diễn ra tại Đại học Quốc phòng NATO ở Rome năm 2021. Kết thúc khóa học, Wu trở lại Đài Loan tháng 1/2022. "Họ cần hiểu tình hình cũng như khả năng của Đài Loan", Wu nói thêm.

NATO hiện chưa bình luận về thông tin này.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Wu không phải sĩ quan đầu tiên được gửi tới đại học quốc phòng NATO, song không cung cấp thông tin chi tiết.

Trung tá Wu Bong-yeng (giữa) tại căn cứ Hsinchu, phía bắc đảo Đài Loan ngày 11/1. Ảnh: Reuters.

Đài Loan và Mỹ hợp tác quân sự, trong đó có việc một số phi công quân sự Đài Loan được đào tạo tại Mỹ, song hòn đảo ít tương tác với quân đội các nước khác. Mỹ là bên cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan.

Trong khái niệm chiến lược mới được đưa ra hồi tháng 6 năm ngoái, NATO mô tả Trung Quốc đại lục là thách thức đối với "lợi ích, an ninh và giá trị" của liên minh, cũng như là cường quốc kinh tế và quân sự "không minh bạch về chiến lược, ý định và quá trình tăng cường năng lực quân đội".

Trung Quốc luôn xem Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan liên tục gia tăng sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo từ năm 2016. Trung Quốc những năm gần đây gia tăng áp lực quân sự, chính trị và kinh tế lên hòn đảo.

Đài Loan tuyên bố sẽ tự vệ trước các cuộc tấn công và chỉ người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Catholic Regional College Sydenham Vùng: Sydenham. Phone: 9361 0000
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/phi-cong-dai-loan-tiet-lo-khoa-hoc-voi-nato-4558851.html