Pháp công bố hiệu quả vaccine ngừa COVID-19

21:00' 09-03-2022
Hiệu quả vaccine với các ca mắc có triệu chứng đạt đỉnh ở tháng đầu tiên sau khi tiêm mũi 2 ở bệnh nhân trên 50 tuổi, sau đó giảm xuống còn 53% trong vòng 6 tháng sau tiêm.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trên cơ sở nghiên cứu dữ liệu từ 3 nguồn thông tin dữ liệu quốc gia về sàng lọc COVID-19, tiêm chủng vaccine và số ca nhập viện tại Pháp, một nghiên cứu mới đăng tải trên trang y khoa medRxviv đã tiến hành đánh giá cụ thể về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 trong năm 2021 ở Pháp.

Cụ thể, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ ngày 1/1/2021-12/12/2021, thời điểm trước khi Omicron trở thành biến thể chủ đạo; tập trung nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên, được coi là nhóm nhiều nguy cơ trở nặng cùng với nhóm tuổi ít hơn nhưng đủ điều kiện để tiêm chủng vaccine và mũi tăng cường.

Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu 2 bước về hiệu quả của vaccine với các ca bệnh nặng, ước lượng hiệu quả của vaccine với các trường hợp mắc có triệu chứng, phải nhập viện và tử vong.

Toàn bộ số người trong nhóm mẫu đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 tính đến tháng 7/2021, so với một tỷ lệ rất nhỏ hồi đầu năm và khoảng 50% vào thời điểm tháng 5/2021.

Nghiên cứu ghi nhận số ca bệnh có nguy cơ nhập viện, phải điều trị ICU và tử vong đã giảm mạnh theo tiến triển tiêm chủng. Cụ thể, số ca nhập viện giảm tới 75% và số ca tử vong giảm 54% khoảng 1 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2.

Sau chu kỳ tiêm chủng cơ bản, nghiên cứu ghi nhận hiệu quả của vaccine đạt mức cao nhất là giảm 94% số ca nhập viện, 96% số ca điều trị ICU và 89% số ca tử vong ở bệnh nhân nội trú.

Hiệu quả vaccine với các ca mắc có triệu chứng đạt đỉnh ở tháng đầu tiên sau khi tiêm mũi 2 ở bệnh nhân trên 50 tuổi, sau đó giảm xuống còn 53% trong vòng 6 tháng sau tiêm.

Trong khi đó, hiệu quả của vaccine với ca điều trị ICU và tử vong ở bệnh nhân nội trú giảm rất chậm theo thời gian và không thay đổi với ca nhập viện, vẫn đạt 90% trong hơn 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.

Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của vaccine giữa biến thể Alpha và chủng SARS-CoV-2 ban đầu không có nhiều khác biệt, lần lượt là 91% và 92% trong 15 ngày sau khi tiêm mũi vaccine thứ 2. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine với biến thể Beta và Delta giảm so với chủng ban đầu và biến thể Alpha, ở mức 84% và 79%.

Theo thời gian, hiệu quả của vaccine với ca mắc có triệu chứng đều giảm dần ở tất cả các biến thể. Trái lại, hiệu quả của vaccine lại không giảm trong 3 tháng đầu tiên ở các ca nhập viện, bất kể là trường hợp mắc biến thể nào. Hiệu quả của vaccine với biến thể Alpha cao hơn 4 điểm % so với biến thể Delta ở giai đoạn đỉnh dịch và trong 2-3 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2.

Nghiên cứu khẳng định sau khi chu kỳ tiêm chủng cơ bản hoàn tất, vaccine có hiệu quả cao với các ca mắc có triệu chứng và ca bệnh nặng ở mọi biến thể phát tán ở Pháp trước tháng 12/2021 và biến thể Delta.

Việc tiêm mũi tăng cường cũng khôi phục đáng kể cơ chế miễn dịch được vaccine kích hoạt ở những ca bệnh có triệu chứng, nhưng ở mức hạn chế đối với các ca bệnh nặng./.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Bardo Le Noureddine Lawyers Vùng: Footscray. Phone: 7008 5084
Xem thêm

Article sourced from VIETNAMPLUS.

Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/phap-vaccine-ngua-covid19-dat-hieu-qua-cao-trong-nam-2021/777040.vnp