Phản ứng nhiều sắc thái của lãnh đạo thế giới trước bài phát biểu của ông Trump
Thủ tướng Israel tỏ ra vui vẻ và thoải mái trước bài phát biểu của ông Trump
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc, ông chủ Nhà Trắng tất nhiên sẽ không thể bỏ qua Triều Tiên, khi mà cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đang là vấn đề gây đau đầu nhất cũng là thách thức lớn nhất trên mặt trận đối ngoại của ông này trong thời gian hiện nay. Cũng không có gì khó hiểu khi ông Trump dành nhiều thời gian để nói về vấn đề Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ đã không ngần ngại đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên nếu thấy cần. Tại khóa họp lần thứ 72 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra ngày hôm qua (19/9), Tổng thống Trump đã nói rằng, nếu buộc phải bảo vệ đất nước và các đồng minh, Mỹ “sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên”.
Đại diện của Triều Tiên rời phòng họp ngay trước bài phát biểu của Tổng thống Trump
Tổng thống Trump đăng đàn tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Sắc thái của ông Trump trước khi lần đầu tiên có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas chăm chú lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Trump
Phản ứng của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước bài phát biểu của Tổng thống Trump
Tổng thống Trump dành nhiều thời gian để chỉ trích Triều Tiên
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lắng nghe ông Trump phát biểu
Biểu cảm của Ngoại trưởng Mỹ và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc khi ông Trump đang phát biểu
Tổng thống Trump nhấn mạnh sẽ luôn đặt nước Mỹ lên đầu, đúng phương châm "nước Mỹ là trên hết" của ông này
Phản ứng của Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly (người cúi đầu) và Đệ nhất phu nhân của Mỹ
Ngoại trưởng Iraq tại cuộc họp
Sắc thái đa dạng của ông Kelly và bà Melania
Biểu cảm của các thành viên trong phái đoàn của Iran tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khi Tổng thống Trump có bài phát biểu
Phái đoàn Syria lắng nghe bài phát biểu của ông Trump với nhiều sắc thái khác nhau
Tổng thống Trump rời bục sau khi kết thúc bài phát biểu
Ông Trump cũng lên tiếng cảm ơn Nga và Trung Quốc về việc đã cùng phối hợp với Mỹ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để có thể đưa ra được gói biện pháp trừng phạt mới nhất nhằm vào Bình Nhưỡng. Trong hai tháng qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua hai nghị quyết trừng phạt Triều Tiên vì những vụ phóng tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân đầy thách thức và liên tiếp của nước này.
Tuần trước, Moscow đã nói với Washington rằng, trong khi Nga và Trung Quốc đang thực thi những biện pháp trừng phạt theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thì Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ theo đuổi con đường ngoại giao để tháo gỡ cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, Triều Tiên hồi đầu tuần cảnh báo, càng có nhiều biện pháp trừng phạt áp đặt lên họ thì họ sẽ càng mau chóng hoàn tất tiến trình xây dựng lực lượng hạt nhân.
Ngoài vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Trump cũng đã đề cập đến Iran trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ông này tuyên bố, thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được ký kết giữa Iran với các cường quốc là “một nỗi xấu hổ đối với Mỹ”. Ông Trump luôn chỉ trích gay gắt thỏa thuận hạt nhân nói trên dù chính quyền của Tổng thống Obama coi đó là một di sản nổi bật trong chính sách đối ngoại của họ.
Chính quyền của Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran - một thỏa thuận từng được miêu tả là mang tính đột phá trong tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
Nhắc đến Venezuela, ông chủ Nhà Trắng đã tung ra hàng loạt lời chỉ trích nhằm vào nước này và giới lãnh đạo của họ. Đồng thời, ông Trump còn tuyên bố sẽ giúp người dân Venezuela “giành lại đất nước và khôi phục nền dân chủ” ở nước này.
“Chúng tôi kêu gọi khôi phục lại hoàn toàn nền dân chủ và tự do chính trị ở Venezuela”, ông Trump phát biểu đồng thời nói thêm rằng Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro và chuẩn bị tung ra thêm các đòn trừng phạt như vậy.
Bài phát biểu của ông Trump gây chú ý bởi đây là lần đầu tiên ông đăng đàn ở cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và bài phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang nóng bỏng.
Khi Tổng thống Trump đang phát biểu ở trên, các nhà lãnh đạo thế giới đã có nhiều biểu cảm thú vị khác nhau.
Đại diện của Triều Tiên đã rời phòng họp ngay trước khi ông Trump bắt đầu bài phát biểu của mình. Giới truyền thông cũng chú ý đến phản ứng của đại diện các nước như Nga, Iran, Syria, Iraq, Palestine… và cả phản ứng của chính giới chức Mỹ như Ngoại trưởng Rex Tillerson và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1901844