Những tính cách này ở trẻ cần được uốn nắn ngay từ nhỏ, nếu không tương lai sẽ trở nên vô ơn, ích kỉ, ỷ lại
1. Luôn coi mình là trung tâm
Đã bao giờ bạn nhìn thấy một đứa trẻ bới tung đĩa thức ăn để thử và chọn ra món mình thích, rồi để lại một mớ hỗn độn. Không quan tâm đến cảm xúc của người khác, gây ồn ào, lộn xộn nơi công cộng như chạy lung tung và la hét. Dù người lớn thuyết phục, nhưng đứa trẻ này không bao giờ lắng nghe và luôn tự cao tự đại.
Nếu cha mẹ không uốn nắn tính cách này kịp thời, với những đứa trẻ luôn coi trọng lợi ích bản thân như vậy, lớn lên liệu chúng có để ý tới sự tồn tại của bố mẹ?
Người vợ của ông sau này nói rằng, chính cách dạy dỗ không đến nơi đến chốn của vợ chồng bà đã khiến thảm kịch xảy ra.
2. Không biết ơn
Về khía cạnh này, các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn đến hành vi của chính mình. Ngày nay, nhiều gia đình chỉ có một con, mọi người đều bảo vệ, phục vụ và cố gắng đáp ứng mọi mong muốn của con cái. Hạn chế lớn nhất của việc này là khiến đứa trẻ cảm thấy người khác nên đối xử tốt với mình, không cần báo đáp cha mẹ và người thân. Theo thời gian, đứa trẻ trở thành một người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình.
Một đặc điểm rõ ràng khác của loại trẻ em này là tính lười biếng. Nó quen với việc được người khác phục vụ, khi ra đời tất yếu không thể thích ứng với xã hội. Không ai thích kết thân với những đứa trẻ như vậy, ngược lại họ sẽ cố gắng hết sức để tránh xa những "cái gai" khó chịu.
Những đứa trẻ như vậy hoàn toàn phớt lờ sự đóng góp của bố mẹ, coi mọi thứ là đương nhiên, chỉ nhớ rằng bố mẹ chưa làm hài lòng và bản thân cảm thấy bực bội. Khi trẻ được thỏa mãn nhu cầu một cách mù quáng, lớn lên sẽ không có lòng biết ơn và chỉ biết oán hận.
3. Luôn mất bình tĩnh, không kìm chế được cảm xúc
Mỗi khi đi siêu thị, chúng ta có thể bắt gặp cảnh một đứa trẻ khóc lóc, vòi vĩnh bố mẹ mua đồ chơi. Nếu bố mẹ không đáp ứng nhu cầu, chúng sẽ thản nhiên nằm ăn vạ, làm ồn ào, gây mất trật tự khiến đám đông hiếu kỳ xúm lại nhìn.
Đương nhiên, điều này sẽ khiến bố mẹ cảm thấy xấu hổ. Nếu bố mẹ vẫn kiên quyết nói không, trẻ sẽ hiểu không phải thứ gì mình muốn cũng đều được đáp ứng. Ngược lại, nếu bố mẹ chiều trẻ, chúng sẽ hiểu chỉ cần mình khóc lóc, làm loạn lên thì sẽ có được thứ mình muốn.
Nếu bỏ qua yếu tố chiều chuộng của bố mẹ, một đứa trẻ khi không làm chủ được cảm xúc của mình, thường mất bình tĩnh, khi lớn lên với tính cách này cũng khiến cho những người xung quanh cảm thấy khó chịu.
4. Ghen tị quá nhiều
Nhiều trẻ có tính ghen tị với người khác ngay từ khi còn rất nhỏ. Chúng sẽ cảm thấy vô cùng tức giận, ganh ghét khi thấy bạn khác có món đồ chơi mà mình không có, hay một bộ quần áo đẹp, một bộ váy mới, trẻ sẽ nằng nặc đòi bố mẹ phải mua cho mình một món đồ giống y như vậy.
Tính cách nàу thường xuất hiện ở những gia đình quá chiều chuộng con, coi con là trung tâm vũ trụ và đáp ứng vô điều kiện mọi thứ chúng muốn. Sự ghen tị nàу sẽ khiến con khó hợp tác với người khác, dễ đi lệch khỏi xu hướng phát triển của xã hội, có khả năng lớn lên sẽ có suy nghĩ ích kỷ hơn so với những bạn đồng lứa khác.
5. Quá mê tiền
Nguyên nhân của việc trẻ hình thành thói quen mê tiền hơn tất cả có lẽ ảnh hưởng từ bố mẹ mình. Một người nếu không cưỡng lại sức cám dỗ từ đồng tiền có thể khiến họ bán rẻ nhân phẩm, không từ thủ đoạn nào để kiếm được tiền.
Mặc dù ai cũng thích tiền nhưng nó vẫn chỉ là công cụ trao đổi của con người, một đứa trẻ cần có quan niệm đúng đắn về tiền bạc. Nếu coi tiền là tất cả, trẻ có thể dễ nảy sinh những tật xấu như ăn trộm tiền chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
6. Quá kiêu ngạo, coi thường mọi người
Tự tin là một tính cách rất cần thiết ở trẻ nhưng tự tin quá mức sẽ biến thành kiêu ngạo. Những người kiêu ngạo thường cho mình là trung tâm của vũ trụ, đề cao bản thân và hay coi thường người khác. Một đứa trẻ như vậy rất khó để kết bạn, đặc biệt khi lớn lên thường bị người khác đánh giá thiếu hiểu biết.
Trên thực tế, dù trẻ còn nhỏ hay đã lớn, chẳng có ai thích làm bạn với một người kiêu ngạo cả. Vậy nên nếu thấy con mình có dấu hiệu kiêu ngạo, bố mẹ cần phải kịp thời thay đổi, nếu không trẻ rất dễ bị cô lập sau này.
7. Luôn tìm cách nói dối
Trung thực, thẳng thắn, thành thật là đức tính được mọi người yêu mến, đề cao. Tuy nhiên có nhiều trẻ ngay từ nhỏ đã tỏ ra là người hay bao biện, dối trá. Ví dụ như chúng không làm bài tập về nhà, quên không mang thì chúng sẽ nói rằng do hôm qua bị ốm, hoặc nói rằng chúng bị giáo viên bắt ở lại học thêm giờ để bao biện cho lý do về nhà muộn.
Những lời ngụy biện, dối trá nàу báo hiệu tương lai chúng sẽ là người không muốn chịu trách nhiệm, bởi sau tất cả chúng sẽ luôn dùng cách nói dối để trốn tội, thoái thác trách nhiệm. Những đứa trẻ nàу lớn lên thường có tính nịnh bợ, không được người khác tin tưởng và thường không được chào đón.
8. Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ
Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ sẽ phá hủy nền tảng của một đứa trẻ, dù sau này muốn đền đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng cũng không có khả năng thực hiện.
Trước khi một đứa trẻ trở thành tài năng, điều quan trọng nhất bố mẹ cần dạy dỗ để trẻ có thể trở thành một người độc lập. Giống như việc bố mẹ sợ con ngã khi chúng tập đi, nếu cả ngày giang tay đỡ con thì khi nào trẻ mới tự đi trên đôi chân của mình.
Kết
"Để đứa trẻ thực sự trưởng thành, phải dạy cho chúng hiểu thế nào là hạnh phúc. Trẻ cũng cần hiểu được nỗi đau và sự mệt mỏi để rút ra bài học rằng: Muốn thành công phải vượt qua chông gai, mọi thứ chưa bao giờ là dễ dàng", người mẹ chia sẻ kinh nghiệm.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nhung-dua-tre-so-huu-tinh-cach-nay-can-duoc-uon-nan-ngay-tu-be-neu-khong-lon-len-se-tro-nen-vo-on-ich-ki-y-lai-c216a1359414.html