Dùng chính con mình để “thí nghiệm”

Đối với công việc nghiên cứu hành vi cũng như sinh lý trẻ em, do khó tìm thấy những trẻ em thích hợp cho các hạng mục nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã dùng chính con cái của mình làm thí nghiệm.

Vào tháng 1/2009, P. Singh, một giáo sư thuộc khoa Thần kinh học, thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts vừa có một cậu con trai. Singh đã vui mừng nói, ông rất vui mừng vì việc đứa con ra đời, bởi vì, ông “có thể nghiên cứu nó, đồng thời làm các thí nghiệm”. Sau đó, Singh đã đeo một chiếc máy quay lên đầu đứa trẻ để ghi lại tất cả những gì đứa bé nhìn nhằm nghiên cứu quá trình học tập ngôn ngữ của con người.

Trường hợp của giáo sư P. Singh không chỉ có một. Ngày càng có nhiều nhà khoa học có khuynh hướng lựa chọn chính con cái của mình trong các thí nghiệm. Nhiều người ủng hộ cho rằng, như vậy tiết kiệm được kinh phí, cũng tránh được các tranh chấp. Nhưng những người phản đối thì cho rằng, nếu làm như vậy có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả. Và tai hại hơn những cuộc thí nghiệm đó có thể làm ảnh hưởng đến tình cảm giữa ba mẹ và con cái, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe của những đứa trẻ.

Mắc bệnh nặng sau khi dùng thuốc thử nghiệm

Vào tháng 4/2008, Công ty Parexel, một công ty dược phẩm của Mỹ đã mời hơn 200 người tình nguyện tuổi từ 18-45 tham gia một cuộc thực nghiệm. Họ trả cho mỗi người tình nguyện tham gia một số tiền là 300 bảng Anh để họ thử nghiệm loại thuốc mới trị các chứng nghiện như nghiện rượu có tên là Nalmefene. Để thử nghiệm loại thuốc này, mỗi người tham gia sẽ phải thực hiện một cuộc điều trị kéo dài 9 ngày ngay tại Parexel.

Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm không được như công ty này mong muốn. Một người tình nguyện đã bị viêm tụy sau khi dùng thuốc, nguy hiểm cả đến tính mạng. Một người tình nguyện khác thì bị viêm đại tràng nghiêm trọng. Ngoài ra, ở hai người tình nguyện này còn tìm thấy những tác dụng phụ của thuốc như suy yếu chức năng gan, ảo giác và nhịp tim không đều. Dù kết quả thử nghiệm này được công bố trên báo chí nhưng công ty này vẫn đăng quảng cáo trên internet tiếp tục tìm người tình nguyện tham gia cuộc thí nghiệm của họ.

Dùng tù binh làm thực nghiệm y học

Vào tháng 11/2009, một cơ quan nhân quyền có tên là Sawasya đã lên tiếng chỉ trích Israel đã bắt những người tù nhân Palestine tham gia những cuộc thực nghiệm y học. Đã có những chứng cứ cho thấy, những người thẩm vấn Israel tiêm thuốc vào những tù nhân Palestine.

Những tù nhân Palestine của Israel trước nay vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Theo báo cáo của một bộ hữu quan Palestine, từ năm 1967 đến nay có ít nhất 700 ngàn người Palestine đã bị bắt. Và cho đến nay vẫn còn 9.850 người Palestine bị giam giữ tại hơn 30 nhà tù của Israel, trong đó có 105 phụ nữ và 359 trẻ em.

Hàng trăm người phát điên vì thử nghiệm

Vào 16/08/1951, hơn 100 người dân sinh sống tại một thôn nhỏ thuộc vùng Đông Bắc nước Pháp đột nhiên xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn ọe và điên loạn. Sự kiện này đã khiến 5 người chết và hàng chục người bị nhốt vào trại tâm thần. Khi đó, cảnh sát và các nhà khoa học tham gia điều tra đã kết luận rằng, thủ phạm của tai nạn khủng khiếp này chính là một người thợ làm bánh mì. Người ta cho rằng, một loại vi khuẩn gây ảo giác đã làm nhiễm vào những chiếc bánh mỳ mà người thợ này làm. Những người dân ở khu làng nói trên ăn phải những chiếc bánh mì này và đã xuất hiện sự cố nói trên.

Tuy nhiên, vào tháng 3/2001, một phóng viên người mỹ, H.P. Albarelli Jr thông qua quá trình điều tra tỉ mỉ đã công khai một bí mật khủng khiếp. H.P. Albarelli Jr đã chứng minh rằng, năm đó, nguyên nhân khiến hàng trăm người dân nổi cơn điên loạn hoàn toàn không phải vì ăn phải bánh mì nhiễm khuẩn mà là kết quả của một cuộc thử nghiệm tuyệt mật nhằm khống chế đầu óc con người bằng một loại thốc “mê ảo” đặc biệt do CIA tiến hành.

 

 

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?

Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne