Một phát thanh viên vô tình thông báo cái chết của mình trên sóng radio
Nghe có vẻ kỳ quặc và khó tin nhưng lịch sử đã chứng kiến nhiều trường hợp những người tự đoán được cái chết của mình.
1. Mark Twain dự đoán cái chết của mình chỉ muộn 1 ngày
Mark Twain là tác gia đại tài nhất trong nền văn học Mỹ. Ông được trời phú cho trí thông minh, khiếu hài hước sắc bén và một bộ ria quyến rũ. Bên cạnh đó, Mark Twain còn có 1 khả năng vô cùng đặc biệt là có thể "nhìn thấy tương lai".
Mark Twain thậm chí còn viết di chúc để lại toàn bộ tóc cho Albert Einstein
Năm 1825, sao chổi Halley đã xuất hiện tại Mỹ vào năm Mark Twain được sinh ra. Năm 1909, Mark Twain đã nói rằng, trong lần tới khi sao chổi Halley bay qua Trái Đất, ông sẽ ra đi cùng với nó. Và đúng là trong thời gian dự đoán, nhà văn nổi tiếng gặp phải một vài vấn đề về sức khỏe. Cuối cùng, vào ngày 21/4/1910, tác gia vĩ đại của nền văn học Mỹ qua đời do một cơn đau tim - đúng 1 ngày sau khi sao chổi Halley bay qua Trái Đất.
2. VĐV bóng rổ dự báo chi tiết cái chết trước 14 năm
Pete Maravich được ghi nhận là một trong 50 cầu thủ bóng rổ giỏi nhất lịch sử NBA. Bên cạnh đó, anh cũng nổi tiếng vì sự tự cao và vì…những đôi tất kì cục.
Năm 1974, khi đó Maravich 26 tuổi và đã thi đấu ở giải NBA được 4 năm. Đang ở đỉnh cao phong độ nhưng Pete không cho rằng, bóng rổ là sự nghiệp cả đời. Trong một bài phỏng vấn với tờ Beaver County Times, Maravich đã nói: “Tôi không muốn chơi bóng ròng rã 10 năm và rồi chết vì một cơn đau tim khi 40 tuổi”.
Sau bài phỏng vấn đó, Maravich vẫn tiếp tục thi đấu và đúng 6 năm sau, tức là tròn 10 năm kể từ khi chơi cho giải NBA, Maravich phải giải nghệ vì chấn thương.
Và 8 năm sau đó, vào ngày 5/1/1988, Maravich đã đột ngột qua đời vì lên cơn đau tim trong lúc đang chơi bóng cùng bạn bè.
3. Nhà văn/nhà báo dự đoán về vụ chìm tàu Titanic
William Thomas Stead được coi là cha đẻ của những tờ báo khổ nhỏ chuyên đăng tin vắn, đồng thời là người tiên phong trong làng báo thực hiện những vụ điều tra về nạn mại dâm trẻ em ở Anh.
Ngoài công việc biên tập, Stead cũng viết tiểu thuyết và có hứng thú với những điều huyền bí. Năm 1886, ông gửi cho tờ Pall Mall Gazette một tác phẩm có tên “The Sinking of a Modern Liner”. Câu chuyện kể về một chiếc tàu thủy rời nước Anh đến thành phố New York do xảy ra va chạm nên đã khiến nhiều hành khách phải chết đuối vì thiếu xuồng cứu hộ. Thậm chí ông còn viết rằng: “Điều này thực sự có thể xảy ra.”
William Thomas Stead
Một cảnh trong phim Tinanic (1997)
Vào năm 1892, Stead lại viết một tác phẩm khác có tên là “From the Old World to the New”, trong đó có kể về một hành khách trên con tàu Majestic đã nhìn thấy tương lai con tàu này sẽ bị đâm vào một tảng băng. Sau đó thì tàu Majestic bị đâm vào một tàu khác nhưng may là vẫn cứu được hành khách trên tàu.
20 năm sau, vào năm 1912, tàu Titanic bị đâm vào một tảng băng trong chuyến đi từ Anh đến thành phố New York. Hơn 1500 người trên tàu đã chết vì không đủ thuyền cứu hộ, trong số đó có cả William Thomas Stead.
4. Nhà toán học tính toán chính xác ngày chết của mình
Abraham de Moivre là một nhà toán học người Pháp nổi tiếng với công trình nghiên cứu “Bảng tử vong” cùng với Edmond Halley. Ông đã dành cả đời mình để nghiên cứu về cái chết thông qua những con số. Bằng việc sử dụng toán học và những công thức, de Moivre đã đưa ra một học thuyết về việc con người có thể tính toán được ngày chết thông qua tỉ lệ tử vong.
Khi Moivre 87 tuổi, ông phát hiện rằng sau mỗi đêm mình sẽ ngủ nhiều hơn 15 phút. Ông tiên đoán khi mỗi lần 15 phút ấy cộng lại tròn 24h thì mình sẽ không tỉnh dậy nữa.
Theo tính toán của bản thân, Abraham de Moivre sẽ chết vào khoảng ngày 27/11/1754. Cho đến cái ngày định mệnh ấy, ông thực sự qua đời trong sự kinh ngạc của người thân và công chúng.
5. Nỗi sợ hãi số 13 của Schoenberg
Arnold Schoenberg sinh năm 1874 là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng với phong cách âm nhạc “bất quy tắc” – được coi là thứ chướng tai gai mắt đối với các nhà phê bình âm nhạc cũng như người nghe nhạc thời bấy giờ.
Schoenberg có một nỗi sợ hãi kì lạ đối với con số 13. Ông sinh ra vào ngày 13/9 và tự tiên đoán mình sẽ chết vào ngày 13. Căn bệnh ám ảnh đó cứ mỗi năm đều trở nên trầm trọng hơn và ông đã bắt đầu né tránh con số đó bằng cách riêng của mình.
Khi cho ra đời bản opera “Moses and Aaron”, ông nhận ra rằng, tổng các chữ cái đúng bằng 13 (hay “12A” theo cách gọi riêng của Arnold) nên đã đổi “Aaron” thành “Aron”. Ông đã từng nhấn mạnh rằng, “Đó không phải là mê tín dị đoan mà là lòng tin”.
Nỗi ám ảnh của Arnold không phải là vô lý. Vào ngày sinh nhật lần thứ 76 của ông, một người bạn nhạc sĩ tên là Oskar Adler đã gửi 1 lá thư và nói rằng hãy cẩn thận bởi 7 + 6 = 13. Lời cảnh báo này đã thực sự khiến Arnold lo lắng hơn trước rất nhiều. Ông luôn cẩn thận, đề phòng mọi thứ.
Tuy nhiên, vào một ngày thứ 6 ngày 13 năm 1951, Arnold Schoenberg quyết định nằm trên giường cả ngày để tránh điềm xui. Cho đến 23h45 phút, vợ của ông nằm xuống bên cạnh và nói: “Anh thấy chưa, đã gần hết một ngày rồi và mọi sự lo lắng đúng là thừa thãi.”
Ngay sau đó vài phút, Arnold Schoenberg đột tử không rõ nguyên nhân.
6. Một phát thanh viên dự báo cái chết của mình trên sóng radio
Frank Pastore nổi tiếng với talk show mang tên chính mình tại Mỹ là nhân vật chính của câu truyện này.
Trong chương trình ngày 19/11/2012, Pastore và người nghe đài đang thảo luận về một trong những chủ đề yêu thích nhất của ông: sự bất tử của linh hồn và cái xe máy.
Pastore đã nhấn mạnh rằng, “Các bạn biết là tôi đi xe máy phải không? Mấy kẻ đần độn thường xuyên lao vào làn đường của tôi mà không thèm báo trước. Tôi không tức giận vì điều đó nhưng tôi có thể lăn quay ra trên đại lộ 210 bất kì lúc nào".
Chỉ 3h đồng hồ sau khi Frank Pastore nói những lời này, ông đã gặp tai nạn khi đang lái xe trên đại lộ 210. Ngay sau va chạm bất ngờ, ông văng khỏi xe, ngã ra đường và bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu và bị hôn mê. Vài tháng sau đó, ông đã ra đi vĩnh viễn.