Những điều bạn nên làm trước khi nặn mụn
ảnh minh họa
Lấy nhân mụn là gì? Tại sao phải lấy nhân mụn?
Lấy nhân mụn thực ra sử dụng các loại dụng cụ nặn mụn nhằm mục đích lấy nhân mụn dưới da ra ngoài.
Lấy nhân mụn chưa bao giờ là phương pháp mà bác sĩ da liễu tin dùng, vì mang lại nhiều nguy cơ.
Tuy nhiên, trong những trường hợp: tham gia sự kiện đông người, hẹn hò,…khi đó, lấy nhân mụn thực sự mang lại hiệu quả tốt.
Các loại dụng cụ nặn mụn
Một bộ dụng cụ nặn mụn sẽ gồm nhiều loại dụng cụ khác nhau, nhưng chủ yếu gồm 2 loại chính:
- Vòng thép nhỏ có tác dụng ép lấy nhân mụn ra ngoài.
- kim thép nhỏ có tác dụng tạo đường dò, hỗ trợ lấy nhân mụn với những nhân nằm sâu dưới da.
Những điều bạn nên làm trước khi nặn mụn
- vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày
- Sử dụng găng tay y tế
- Chọn và dùng dụng cụ nặn mụn, chuẩn bị dụng cụ:
+ Bộ dụng cụ
+ Bông gòn
+ Dung dịch sát khuẩn
+ Găng tay y tế
Cách nặn mụn bằng dụng cụ nặn mụn
Bước 1 – Lựa chọn đúng thời điểm để nặn mụn
Bước đầu tiên những cũng là bước quan trọng nhất. Vì nếu lựa chọn sai loại mụn để nặn, da mặt bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng, nổi mụn và lây lan thêm nốt mụn.
Loại nốt mụn nên nặn: mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
Loại nốt mụn không được nặn: mụn viêm đỏ, mụn mủ và mụn bọc.
Bước 2 – vệ sinh da mặt và bàn tay
Đây là bước quan trọng mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua. vệ sinh cẩn thận sẽ hạn chế được nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bước 3 – Khử trùng bộ dụng cụ nặn mụn
Quan trọng không kém gì bước thứ 2.
Bước 4 - Thực hiện nặn mụn đúng cách
Việc thực hiện đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Có nhiều trường hợp nặn sai cách, nhân mụn bị đẩy sâu hơn vào trong, khiến kích thích phản ứng viêm, làm nốt mụn sưng đỏ hơn.
Bước 5 – vệ sinh da mặt sau nặn mụn
Sau khi nặn, da mặt bạn ít nhiều bị lây nhiễm vi khuẩn, bị tổn thương.
Vì vậy, cần vệ sinh lại sạch sẽ để dự phòng nhiễm trùng.
Bước 6 – Thoa thuốc lên vùng da mới nặn mụn
Nặn mụn không phải là cách trị mụn lâu dài, trị tận gốc, mà chỉ có tác dụng tạm thời.
Bạn có thể tham khảo chi tiết các loại thuốc trị mụn trong bài viết sau:
“30 loại thuốc trị mụn trứng cá được bác sĩ da sử dụng nhiều”
Nếu không điều trị đúng cách, đúng nguyên nhân, mụn sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại. Bạn có thể tham khảo chi tiết từng kỹ thuật tại:
“Nặn mụn trứng cá: cách thực hiện và những lưu ý để không bị sẹo”.
Cách xử lý khi da bị chảy máu trong lúc nặn mụn
Nặn mụn không tránh được những lúc khiến da mặt của bạn bị tổn thương, chảy máu, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Trong những trường hợp này, bạn cần thực hiện ngay những bước cụ thể sau:
- Dùng gạc vô trùng thấm ướt dung dịch sát khuẩn povidine, lau nhẹ toàn bộ da mặt.
- Dùng gạc vô trùng thấm ướt nước muối sinh lý để lau sạch dụng dịch sát khuẩn.
- Hạn chế để da mặt tiếp xúc với bụi bẩn ngoài đường.
- Tăng cường dùng kem dưỡng ẩm, kem đặc trị.
Nếu còn nhiều nhân mụn, bạn nên ngưng việc lấy nhân mụn. Nếu còn ít nhân mụn, bạn có thể tiếp tục lấy hết nhân mụn rồi thực hiện các bước như trên.
Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn, lấy nhân mụn xong, dù da mặt bạn có chảy máu hay không, cũng đều có tổn thương, nên cần chăm sóc cẩn thận để mau chóng phục hồi.
Bước đầu tiên cần thực hiện là sát khuẩn lại da mặt bằng dung dịch povidine.
vệ sinh sạch sẽ lại da mặt và thuốc sát khuẩn.
Thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày để nhanh chóng ổn định lại cấu trúc da.
Thoa kem trị mụn mỗi ngày để ngăn ngừa nhân mụn xuất hiện trở lại.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2708815