Các hóa chất liên quan tới trạng thái căng thẳng thay đổi rất mạnh khi con người hôn, nhưng sự thay đổi này ở nam và nữ không giống nhau. Đó là kết luận của Wendy Hill, một giáo sư bộ môn khoa học thần kinh của Đại học Lafayette (Mỹ).

Wendy và đồng nghiệp tuyển mộ một số cặp yêu nhau trong số các sinh viên Đại học Lafayette. Trước khi tiến hành thử nghiệm các chuyên gia lấy mẫu máu và nước bọt của tình nguyện viên. Sau đó họ yêu cầu các cặp nghe nhạc và hôn nhau rồi lấy nước bọt và máu của họ một lần nữa. Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu sự thay đổi nồng độ oxytocin và cortisol ở thời điểm trước và sau khi các đôi hôn nhau.

Oxytocin là một loại hoóc môn có vai trò quyết định đối với hành vi xây dựng và duy trì quan hệ ở động vật có vú. Nồng độ oxytocin tăng lên khi phụ nữ sinh con, cho con bú và làm tình. Người có nồng độ oxytocin càng cao thì càng dễ tin người khác. Trong khi đó cortisol còn được gọi là hoóc môn gây căng thẳng vì nó tác động tới phản ứng của cơ thể đối với tình trạng stress. Cortisol làm tăng huyết áp và nồng độ đường trong máu, đồng thời làm giảm các phản ứng miễn dịch.

Kết quả phân tích cho thấy nồng độ cortisol ở cả nam và nữ đều giảm sau khi hôn, đồng nghĩa với việc mức độ căng thẳng giảm xuống. Hàm lượng oxytocin ở nhóm nam tăng lên cho thấy họ quan tâm hơn tới hành vi hôn bạn tình, nhưng nồng độ hóa chất này lại giảm xuống ở nhóm nữ. Đàn ông có xu hướng nghĩ rằng hôn là sự khởi đầu của việc làm tình. Họ thích sử dụng lưỡi trong khi hôn để các hóa chất, trong đó có testosterone (hoóc môn giới tính nam) có thể truyền sang bạn tình qua nước bọt. Testosterone có khả năng kích thích ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn