Nhật Bản chi hơn 500 triệu USD cho siêu máy tính thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khí hậu

13:11' 12-04-2017
Siêu máy tính Earth Simulator (Nhật Bản), trị giá hơn 542 triệu USD, là một trong những công cụ hữu ích cho sứ mệnh nghiên cứu khoa học khí hậu.

Khoa học khí hậu giúp con người dự đoán và ứng phó được những thay đổi bất thường của khí hậu. Ảnh: The Federalist

Robert Heinlein, một nhà khoa học Mỹ đã từng nhận định: "Khí hậu là những gì bạn mong ước, còn thời tiết là những gì bạn có được". Ngay từ câu nói này đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa khí hậu và thời tiết.

Trên thực tế, thời tiết có mối liên hệ chặt chẽ với khí hậu và ngược lại. Một sự thay đổi dù nhỏ nhất của khí hậu cũng dẫn tới một bước ngoặt lớn trong thời tiết. 

Khoa học khí hậu chỉ sự hiểu biết khí hậu Trái Đất hoạt động như thế nào ở quy mô toàn cầu và khu vực.

Nguyên nhân khí hậu thay đổi và thay đổi thông qua các hiện tượng El Nino, La Nina... và các yếu tố tác động bên ngoài như những hoạt động của con người làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên toàn cầu là các lĩnh vực thuộc Khoa học khí hậu.

Nghiên cứu về khoa học khí hậu có thể cho chúng ta thấy những chuyển biến thất thường của biến đổi khí hậu để kịp thời tìm ra những giải pháp ứng phó hợp lý và hạn chế được tổn hại ở mức thấp nhất.

Những phân tích dưới đây của Giáo sư Dame Julia Slingo, một trong những nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới của Anh với nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết sẽ cung cấp cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về khoa học khí hậu và ảnh hưởng lớn của nó đến công tác nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Giáo sư Dame Julia Slingo - Tác giả của những phân tích về khoa học khí hậu đăng trên website của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Ảnh: Sấm.

Lạc lối đi tìm nguyên nhân

Mặc dù các nhà khoa hoc đã biết về sự cộng hưởng của thời tiết cực đoan là hệ quả của biến đổi khí hậu cách đây nhiều thập kỷ, nhưng tình trạng thời tiết cực đoan và xu hướng nóng lên toàn cầu trong những năm gần đây chạm ngưỡng báo động làm gia tăng lo ngại.

Nhiều ý kiến tranh cãi nảy lửa về nguyên nhân thật sự dẫn tới tình trạng thời tiết cực đoan. Có không ít nhà khoa học cho rằng hiện tượng thời tiết cực đoan "bùng nổ" trong mấy năm gần đây thực chất chỉ là sự trùng hợp với các dự báo về biến đổi khí hậu dù các thông số và báo cáo không nói lên chính xác.

Thời tiết cực đoan đang trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ với nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: USA Today

Sự phức tạp về nguyên nhân có thể tạo ra nhiều sự nhầm lẫn trong nhận thức của người dân. Tốc độ gia tăng chóng mặt của các hiện tượng thời tiết cực đoan thậm chí còn khiến truyền thông của một số quốc gia khó có thể theo kịp.

Truyền thông ở mỗi quốc gia đều rất quan trọng trong việc truyền tải thông điệp về biến đổi khí hậu, sự thay đổi của hệ thống khí hậu như hạn hán, lũ lụt phải chính xác vì điều đó mới có thể giúp người dân nhận thức chính xác.

Tìm hiểu và nghiên cứu sâu về hiện tượng thời tiết cực đoan cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người, xã hội và các hệ sinh thái, đồng thời tìm ra giải pháp để ứng phó hiệu quả.

Mô hình khí hậu tương tác

Việc tiến hành, nghiên cứu các mô hình khí hậu đóng vai trò quan trọng trong quá trình theo dõi và tìm ra nguyên nhân thay đổi. Các nhà khoa học sử dụng các mô hình nghiên cứu có khả năng phản hồi và tương tác với hệ thống khí hậu bên trong để hiểu được cách thức hoạt động, nguyên nhân và diễn biến thay đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của máy móc hiện đại, công tác nghiên cứu các mô hình khí hậu trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Những thí nghiệm nghiên cứu cũng trở nên về khoa học khí hậu cũng trở nên phức tạp nhưng thu lại kết quả đầy bất ngờ.

Mô hình khí hậu là một phần không thể thiếu của khoa học khí hậu. Ảnh: Internet

Một minh chứng cụ thể đó là siêu máy tính. Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều siêu máy tính hiện đại, đóng góp đắc lực cho nhiều lĩnh vực như y học, cơ học lượng tử, mô phỏng các trận động đất...

Nhiều mô hình khí hậu được mô phỏng trên siêu máy tính hiện đại. Ảnh: Internet

Siêu máy tính Earth Simulator (Nhật Bản), trị giá hơn 542 triệu USD là một trong những công cụ hữu ích cho công tác nghiên cứu khoa học khí hậu.

Chức năng chính của hệ thống siêu máy tính này là biểu diễn các mô phỏng khí hậu thế giới và đo đặt mức độ ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như các vấn đề liên quan đến địa chất.

Các chuyên gia có thể theo dõi và kịp thời đưa ra những cảnh báo và biện pháp thích hợp cho các khu vực có thay đổi thời tiết bất ngờ.

Biến đổi khí hậu và thay đổi khó lường

Ngay từ năm 1958, nhà khoa học khí hậu Charles David Keeling đã bắt đầu tiến hành thực hiện các phép đo nồng độ CO2 trong khí quyển ở khu vực gần ngọn núi lửa lớn nhất trên Trái Đất – Mauna Loa, thuộc tiểu bang Hawaii, Mỹ.

Nguyên nhân phỏng đoán về dấu hiệu của biến đổi khí hậu lúc bấy giờ là do con người gây nên.

Do đó, trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học cho hay, hiểu được sự thay đổi "nhạy cảm" của khí hậu đối với tác động của khí nhà kính sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng và mô phỏng được các mô hình khí hậu.

Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề nóng lên của các đại dương có ảnh hưởng lớn tới đa dạng sinh học, và vai trò quan trọng của chu trình cacbon trong việc "khuếch đại" sự nóng lên toàn cầu.

Sự tiến hóa của khoa học khí hậu có nghĩa là ngày nay nó đã sẵn sàng để đóng một vai trò trung tâm trong việc giúp chúng ta lên kế hoạch cho một tương lai an toàn và bền vững.

Chính vì vậy, không thể phủ nhận về vai trò to lớn của khoa học khí hậu có tầm ảnh hưởng lớn cho con người trong công cuộc chạy đua tìm kiếm lời giải cho bài toán ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khoa học khí hậu không ngừng phát triển và nỗ lực hết mình, góp phần giúp con người hoạch định một tương lai an toàn và bền vững. Sức mạnh "tiên tri" của các mô hình khí hậu cho phép con người nhìn thấy "tương lai" để có thể chuẩn bị tốt hơn với những rủi ro sắp tới do chính các hoạt động của mình gây nên.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1757000