Nguyên nhân khiến cây thủy sinh thối gốc, còi cọc, chậm phát triển
Trồng cây thủy sinh được rất nhiều người lựa chọn khi trồng cây. Nhưng trong quá trình chăm sóc một số người cho biết cây của họ có hiện tượng cây thối rễ, chết hoặc chậm phát triển. Vậy làm thế nào xử lý hiện tượng cây bị thối rễ khi trồng thủy sinh.
Cây bị thối rễ do thiếu oxy
Một nguyên nhân khác khiến cây thối rễ do lượng oxy trong nước bị giảm mạnh từ đó khiến rễ cây bị ngập trong nước và không thể hô hấp được. Hậu quả khiến cây nhiễm khuẩn hoặc vi sinh vật, trường hợp hay gặp nhất là bị ngộ độc do quá trình tích lũy vi lượng gây ra.
Do đó để khắc phục hiện tượng này bạn có thể lắp đặt thiết kế máy sục khí khi trồng thủy sinh để cân bằng oxy trong nước hoặc dùng tia cực tím, sục clo, làm nóng nước. Nếu như bể hay bình trồng thủy sinh nhỏ bạn có thể khuấy đều nước thường xuyên để làm tăng lượng oxi trong nước cho cây dễ hấp thụ.
Cây trồng bị thối gốc, rễ khi vừa mới trồng
Một số cây gặp phải tình trạng thối gốc, thối rễ ngay khi vừa mới trồng. Nguyên nhân ở đây chính là do việc người trồng dùng quá nhiều dinh dưỡng ban đầu khi trồng cây. Khi bể nuôi, bình nuôi cây thủy sinh mới trồng vi sinh trong bể bắt đầu hoạt động mạnh nhất là khi dưới nền sinh ra hiện tượng bốc nền làm cây không thể tiếp nhận một lúc quá nhiều chất dinh dưỡng nên gây ra thối gốc cây hoặc rụng lá.
Do vậy để cải thiện tình trạng cây thối gốc, thối rễ trước khi trồng cây vào trong chậu, bể trồng thủy sinh nên được ngâm cây một vài ngày, thay nước liên tục. Nếu không có thời gian bạn có thể thay nước cho bể 1 tuần 3 lần, việc này sẽ làm hạn chế rêu hại và việc dư thừa dinh dưỡng trong bể, chậu trồng cây thủy sinh.Cây thối rễ do dòng chảy trong bể
Khi bể trồng cây thủy sinh lớn, lượng nước không được lưu thông dẫn đến hiện tượng nước tù trong bể. Do đó, để hạn chế điều này nên sử dụng các loại lọc mạnh hơn hoặc điều chỉnh lại bố cục để nước có thể đi đều khắp bể.
Thối gốc, rễ và rụng lá trong khi bể vẫn đang ổn định
Hãy kiểm tra xem trong bể có động vật nào đó ngặm nhấm cây hay không hoặc nhiệt độ trong bể quá nóng làm gãy cấu trúc trong thân cây dẫn đến việc cây bị hư mục. Một nguyên nhân khác chính là do nước sử dụng một thời gian dài cây hấp thụ chất dinh dưỡng đã hết dẫn đến cây cây còi cọc và rụng lá.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây thủy sinh
- Chăm sóc cây thủy sinh khá đơn giản nhưng có một điều bạn hãy nhớ chính là thay nước cho cây đều đặn 1 – 2 lần/tuần và thêm một chút dung dịch dinh dưỡng cho cây để cây mau lớn nhanh, phát triển bộ rễ khỏe mạnh.
- Nếu dùng nước máy, bạn có thể để nước qua đêm hoặc phơi nắng để mùi clo bay hết.
- Vào những ngày thời tiết hanh khô nhớ thay nước từ 3 – 5 ngày/lần, với những ngày mát mẻ, độ ẩm cao bạn chỉ nên thay nước 7 – 10 ngày/lần.
- Nếu phát hiện rễ cây bị hỏng hoặc cây bị thối, bạn nên thay nước cho cây, cắt bỏ đi phần rễ đã thối, rửa rễ nhưng không vò rễ để bộ rễ bị đứt.
- Hãy thường xuyên ngắt bỏ lá vàng, lá dập, vệ sinh chậu thủy tinh sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong chậu.
Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/cay-canh-vuon/cay-thuy-sinh-trong-mot-thoi-gian-se-thoi-goc-coi-coc-lam-theo-cach-nay-la-moc-xanh-um-c283a487145.html