Người phụ nữ duy nhất trên thế giới sinh con không cần tinh trùng

04:00' 22-06-2021
Trong thời đại chưa có xét nghiệm ADN, câu chuyện về người phụ nữ không chồng mà có con vào năm 1950 đã gây chấn động nước Anh, khiến nhiều chuyên gia trong ngành y tranh cãi nảy lửa.

Chúng ta đều biết quá trình thụ thai chỉ có thể xảy ra khi tinh trùng (của nam giới) kết hợp với trứng (của nữ giới) tạo thành hợp tử. Tuy nhiên vào năm 1956, một trường hợp chưa từng có trên thế giới là một người phụ nữ có thai và sinh con mà không cần đến tinh trùng của đàn ông.

Tháng 6/1956, phóng viên Audrey Whiting của tờ Sunday Pictorial (sau này trở thành tờ Sunday Mirror) đã viết bài báo về người phụ nữ tên Emmimarie Jones, người sau này được cả nước Anh biết đến với biệt danh "mẹ đồng trinh".

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1955, nhà di truyền học Helen Spurway, Đại học College London (Anh) đã có một bài giảng mô tả cách con cái của một loài cá bảy màu có thể tự sinh con trong khi bị tách biệt với con đực. Một thí nghiệm khác được thực hiện cũng cho thấy thỏ con có thể được sinh ra mà không cần thỏ đực.

Kết thúc bài giảng, tiến sĩ Spurway kêu gọi nên kiểm tra lại việc liệu con người có thật sự không thể sinh sản tự phát hay sinh trinh (tức là phụ nữ sinh con mà không cần tinh trùng của nam giới) hay không. Tiến sĩ Spurway cho rằng những phụ nữ tin rằng họ là "mẹ đồng trinh" có thể sẽ chia sẻ cởi mở hơn nếu lời nói của họ được khoa học chứng minh.

Emmimarie và con gái Monica từng gây xôn xao về câu chuyện sinh con không cần đàn ông.

Từ bài giảng của tiến sĩ Spurway, phóng viên Audrey Whiting đã nảy ra ý nghĩ tìm kiếm những "mẹ đồng trinh" ngoài đời thực. Vào ngày 6/11/1955, tờ Sunday Pictorial đã phát động cuộc tìm kiếm với mục đích hỗ trợ y tế. Điều kiện để xác nhận người phụ nữ là "mẹ đồng trinh" đó là họ phải đưa ra được lý do chứng minh đứa trẻ không có cha và đứa trẻ phải là con gái có nét giống mẹ.

Rất nhiều câu chuyện đã được gửi tới kể về việc mang thai không rõ nguyên nhân. Trong số 19 phụ nữ gửi thư tới hầu hết đều được xác định không phải là "mẹ đồng trinh", chỉ có duy nhất một phụ nữ người Đức tên Emmimarie Jones có đủ tiêu chuẩn.

Jones viết trong thư rằng: "Trong mười năm, tôi đã lo lắng rất nhiều về sự ra đời của con gái mình. Tôi thực sự tin rằng con bé không có cha." Jones nói rằng bà là một trinh nữ vào thời điểm thụ thai và hơn nữa thời điểm đó bà đang nằm liệt giường vì bệnh thấp khớp trong một bệnh viện của Đức, tại đây chỉ có nhân viên là phụ nữ. 

Sau khi rời bệnh viện vào mùa hè năm 1944, bà cảm thấy nôn nao, mệt mỏi nên đi khám bác sĩ và được biết mình đã mang thai 3 tháng. Điều này khiến Jones không thể tin được. Năm 1948, hai năm sau khi sinh con gái, bà kết hôn với một người đàn ông ở xứ Wales và chuyển đến Hereford.

Bài viết về trường hợp sinh con của Jones được đăng tải trên báo chí.

Từ tháng 11/1955 đến tháng 6/1956, bà Jones và con gái Monica lúc đó 10 tuổi, đã tham gia một loạt thí nghiệm do nhóm chuyên gia được tiến sĩ Stanley Balfour-Lynn, Bệnh viện Guy's and Queen Charlotte, London dẫn dầu. Mục đích là để xác định xem liệu người cha có đóng vai trò gì trong sự ra đời của Monica hay không.

Các cuộc kiểm tra xác nhận rằng hai mẹ con có máu, nước bọt và vị giác giống hệt nhau - tất cả đều phù hợp với một trường hợp sinh trinh. Tuy nhiên xét nghiệm ghép da cuối cùng lại cho kết quả bất ngờ. Xét nghiệm ghép da để kiểm tra cơ thể của người mẹ có chấp nhận làn da của con gái như thể nó là của chính mình hay không. Nhưng kết quả cho thấy chính da của cô con gái lại chấp nhận da của người mẹ thay vì ngược lại. 

Mặc dù kết quả xét nghiệm cuối cùng khác biệt nhưng tiến sĩ Balfour-Lynn vẫn cảm thấy những bằng chứng xét nghiệm trước cùng với lời kể của bà Jones đủ thuyết phục. Vì vậy, ông đã tuyên bố họ không thể chứng minh được đứa trẻ sinh ra có liên quan tới bất cứ người đàn ông nào.

Đến nay, câu chuyện sinh con không cần đàn ông của Jones vẫn gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa)

Toàn bộ câu chuyện và quá trình xét nghiệm đều được đăng công khai trên báo chí và đã gây một cuộc tranh cãi lớn trong ngành y. Cho đến nay, bí ẩn về người phụ nữ sinh con không cần đàn ông vẫn là một câu đố bởi nhiều người cho rằng công nghệ thời kỳ đó vẫn còn hạn chế, không đủ thuyết phục. 

Hơn nữa, không có bất cứ mẫu ADN nào còn sót lại để có tìm hiểu và nhưng người biết rõ trường hợp bí ẩn này cũng đã qua đời, tất cả những gì còn lại chỉ là những bài viết, những kết quả xét nghiệm của thời kỳ đó.

Trinh sản là gì?

Trinh sản, hay còn gọi là trinh sinh, là một hình thức sinh sản vô tính mà trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới.

Điều này nghe có vẻ bất thường nhưng đó là một điều đáng ngạc nhiên xảy ra ở thế giới động vật. Trên thực tế, có một số loài thằn lằn, tắc kè ở vùng tây nam khô cằn của Mỹ và vùng nội địa khô nóng của Úc có những con cái vẫn sinh con dù trứng của chúng chưa thụ tinh và tất cả con sinh ra đều là giống cái. Tuy nhiên hiện tượng trinh sinh này mới chỉ được ghi nhận ở động vật.

Hiện tượng trinh sinh mới chỉ xác định được ở động vật.

Năm 2001, các chuyên gia sinh sản đã tìm ra cách để phụ nữ có thể sinh con mà không cần đàn ông. Nó liên quan đến một hỗn hợp các chất hóa học hoạt động như một tinh trùng nhân tạo để lừa trứng hình thành phôi thai. Vào thời điểm đó, phát hiện tuyệt vời đã khiến các nhà đạo đức y tế lên tiếng cảnh báo vì nguy cơ thay đổi tự nhiên. 

Các nhà nghiên cứu cho biết công nghệ đột phá này có thể được sử dụng để giúp những phụ nữ có chồng bị vô sinh nhưng không muốn sử dụng tinh trùng của người hiến tặng. Bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra từ quá trình này sẽ là nữ và giống hệt mẹ của chúng về mặt di truyền.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?

Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/bi-an-nguoi-phu-nu-sinh-con-khong-can-dan-ong-duy-nhat-the-gioi-khien-nganh-y-dau-dau-c131a480139.html