Người mới mất có hay về nhà không?
Thế giới tâm linh vô cùng rộng lớn khiến nhiều người tò mò. Đi sâu vào nghiên cứu thế giới này, dường như các nhà khoa học chưa đưa ra được câu trả lời chính xác. Liệu hồn ma có tồn tại hay không? Người mới mất có hay về nhà không? Những người chết đi về đâu trong 49 ngày? Đây là những câu hỏi khiến nhiều người tò mò muốn đi tìm câu trả lời nhất.
1. Chết không phải là hết
Theo giáo lý nhà Phật, chết không phải là hết, thân giả tạm này không phải là ta, chết là thay đổi thân xác giống như thay đổi một cái áo cũ.
Chúng ta là những người khoa học, không tin vào những điều mê tín. Nhưng theo bạn, tin vào tâm linh có phải là mê tín không? Những thứ thực có trong cuộc sống không phải là mê tín, tâm linh không xa rời thực tế cuộc sống này, tâm linh hiện hữu trong cuộc sống, chỉ là do ta không biết, không nhìn thấy nên tưởng là không có.
Thế giới tâm linh rất rộng lớn, những kiến thức không đúng về tâm linh thì gọi là mê tín, những kiến thức đúng thì không gọi là mẹ tín. Có nhiều người thắc mắc chết rồi sẽ đi về đâu, người chết đi về đâu trong 49 ngày hay người mới mất làm gì, có hay về nhà không.
2. Người mới mất có hay về nhà không?
Người mới mất thông thường sau 49 ngày sẽ đi đầu thai, tuy nhiên trong kinh Phật đã chỉ rõ với những hạng người cực ác hay cực thiện thì không trải qua quãng thời gian 49 ngày mà lập tức sanh về cảnh giới.
Ví dụ như hạng người cực ác mang nghiệp địa ngục thì khi chết liền sanh về địa ngục mà thọ khổ, còn hạng người cực thiện lúc sống tạo nhiều phước lành thì khi chết liền được sanh về cõi trời để hưởng phước.
Những người lúc sống tu tập theo pháp môn tịnh độ cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, nếu được Phật A Di Đà tiếp dẫn thì khi mất liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Những hạng người thông thường lúc sống có làm những điều thiện ác lẫn lộn thì khi chết phải trải qua 49 ngày để phân định nghiệp sau đó sẽ đi đầu thai, trong 49 ngày người mất sẽ mang thân trung ấm.
Đây gọi là thân trung gian trước khi đầu thai mang 1 thân mới, thời gian mang thân trung ấm có thể lâu hoặc mau, có thể nhanh chóng đầu thai hoặc sau 49 ngày mà chưa đầu thai.
Vậy người mới mất có hay về nhà không? Người mất mà đi đầu thai rồi thì không về nhà nữa, nếu còn ở dạng thân trung ấm thì sẽ hay về nhà, họ sẽ thường quanh quẩn trong nhà quanh những người thân, đôi khi còn báo mộng. Những người chết bất đắc kì tử ở ngoài đường thì họ rất khó về nhà, cần phải làm lễ gọi hồn về nhà.
Trường hợp đặc biệt nếu như người chết quá cố chấp, quá quyến luyến thân xác, hoặc quyến luyến con cái, nhà cửa thì mang thân trung ấm rất lâu mà không đầu thai được, quyến luyến thứ gì thì sẽ ở gần thứ đó. Ví dụ quyến luyến người yêu thì cứ đi theo người yêu, quyến luyến thân xác thì ở nghĩa trang canh giữ cái xác… nếu chết bất đắc kỳ tử ngoài đường thì ở quanh cái chỗ đã chết đó.
3. Người chết đi về đâu trong 49 ngày?
Trong sách “Hiện tượng của tử sinh” của tác giả Thích Như Điển, ấn hành PL. 2558 – DL 2014, trong chương 5 “Tâm thức của người mất trong 49 ngày” có đoạn:
“Tâm thức rơi vào trạng thái sáng suốt, biết người khác một cách dễ dàng nhưng người khác không thể thấy và biết tâm thức của mình. Nhiều khi tâm thức làm những cử chỉ bình thường, nhưng những người thân thương nhất cũng không thể hiểu. Bắt đầu từ giờ phút tắt hơi thở cho đến 1 rồi 2 hay 3 tiếng đồng hồ, tâm thức ấy hân hoan, vui vẻ quan sát thấy tất cả mọi hình ảnh, động thái và cảnh vật xung quanh, trong khi những người thân đứng bên cạnh cái xác bất động ấy đang lo toan, khóc lóc. Tâm thức muốn bảo người thân như: cha, mẹ, vợ, con và những người thân thuộc đừng làm như vậy nhưng chẳng ai hiểu cả”.
“Thế rồi thời gian cứ thế trôi qua, tâm thức thấy những người thân chẳng ai để ý đến mình nên đã tìm cách bay đi xa hơn nữa. Thỉnh thoảng lại về nhà để thăm vợ, con và bà con quyến thuộc của mình, nhưng lại chẳng thấy ai để ý đến nên cứ thế lại ra đi. Tâm thức bây giờ có tính cách quyết đoán và tự lập hơn. Nghĩa là đi tìm cái gì mình thích và mình muốn chứ không đợi chờ người thân nữa. Có thể là ngay trong ngày đầu, tâm thức ấy đã đi đầu thai làm người đâu đó, nhưng cũng có thể là ngày thứ 2 cho đến 7 ngày đầu”.
Trong thời gian 49 ngày, đây có lẽ là thời gian đau khổ nhất không chỉ đối với người còn sống, mà đối với những người chết đi họ đã và đang phải trải qua thời khắc đau khổ nhất của mình.
Nghiên cứu Phật giáo cho rằng: Tùy theo tiền kiếp, người khi mới chết nếu đã đi đầu thai thì sẽ không về nhà nữa. Tuy nhiên, nếu người chết rơi vào giai đoạn thân trung ấm, họ phải trải qua giai đoạn kết tập tội nghiệp, gặp các Phán Quan để phân định tội phước, nếu lúc sống gây nhiều điều ác thì khi chết sẽ như bị khủng bố, mặt mày cau có, trợn mắt, qua thân trung ấm thì đau khổ không nói hết được.
Thường thì nếu người chết rơi vào giai đoạn này, tức là người chết không biết mình đã chết. Vong hồn của họ ở trong nhà, hoặc quanh quẩn bên xác của họ nếu họ quá luyến tiếc thân xác, xác được chôn thì họ sẽ quanh quẩn ở nghĩa trang.
Chúng ta không thể thấy họ, nhưng họ lại thấy chúng ta, họ kêu tên và đụng vào người thân nhưng không ai thấy họ. Điều này khiến họ tức giận và rơi vào trạng thái sợ hãi, bởi sự vô hình của họ và bị chúng ma níu kéo. Và trong vòng 49 ngày chính là thời gian quyết định để tâm thức đi đầu thai.
4. Người thân cần phải làm gì trong 49 ngày này?
Trong thời gian 49 ngày, để tốt cho người mất thì người sống cần làm nhiều điều thiện lành như: phóng sanh, ăn chay, niệm Phật, làm đám ma chay, tụng kinh (đặc biệt là kinh Địa Tạng)… sau đó hồi hướng cho người chết thì người chết sẽ được thêm nhiều phước lành mà được sanh về cõi lành.
Nếu gia đình khó khăn thì tùy sức mà làm, có tiền ít thì phóng sanh ít quan trọng là tâm chân thành, không cần mời thầy cúng, tự bản thân mình có thể tụng kinh niệm Phật, ăn chay mà quan trọng là thật lòng muốn tốt cho người đã khuất mà làm những việc đó một cách nghiêm túc.
Gia đình nên vì người mất mà làm nhiều điều thiện lành để hồi hướng để người mất cảm thấy nhẹ nhàng, bớt khổ trong thời gian mang thân trung ấm và sau đó thì được sanh về cõi lành, người mất sẽ rất biết ơn có khi về báo mộng để nói lời cảm kích nữa.
Đối với những người chết do tai nạn, thì phải nhanh chóng đưa thân xác về nhà, tiến hành gọi hồn về nhà, tránh trường hợp thân xác một nơi, hồn một nơi. Điều này không chỉ có hại cho người đã mất, mà còn gây hại tới cuộc sống của người đang sống.
5. Tại sao có người sau khi mất 49 ngày chưa được đầu thai?
Những người sau khi mất 49 ngày chưa đầu thai thì họ rơi vào trường hợp vô hạn định. Các vong linh cứ luẩn quẩn mãi bị giam hãm ngột ngạt khổ sở mà không tìm được đường ra, không tìm thấy cơ hội được đầu thai về một cảnh giới phù hợp.
Sau khi mất 49 ngày, có một số ít người vẫn chưa đầu thai, mà có không ít số đó, thậm chí đến mấy năm, đến mười mấy năm vẫn chưa có đầu thai, đều ở trong tình trạng thân trung ấm. Họ là những người rất chấp chước nên vẫn chưa đi đầu thai. Đặc biệt người chấp cái thân thể này, họ tiếc nuối thân thể của mình, không rời bỏ nổi cái thân này nên sống ở trong phần mộ của mình, quanh quẩn bên cái xác. Với nhà cửa mà họ không nỡ bỏ thì thường họ cũng khó đi đầu thai, còn căn nhà đó thì biến thành “nhà ma”.
Việc đầu thai xảy ra trong thời hạn vô định. Điều này chủ yếu làm đè nặng lên tâm lý người thân còn sống, nó không làm nguôi ngoai đi được những lo lắng cho người đã khuất nếu việc đầu thai không được giải quyết trong một thời hạn nào đó.
Nhưng không phải ngay lập tức trong thế giới cụ thể của chúng ta bởi nó phụ thuộc các chiều kích về không gian và thời gian, nó sẽ xảy ra khi các điều kiện tương thích phù hợp với các động lực đó xuất hiện, có thể ngay lập tức hoặc rất nhiều năm sau. Chúng ta có thể lo lắng cho mình hay người thân nếu quá lâu không được đầu thai thì tình trạng luẩn quẩn đâu đó trong cái thế giới âm u sẽ rất khổ sở đau đớn… hay như những vị thần bị giam hãm hàng nghìn năm trong một cái chai cho đến một lúc nào đó tình cờ được mở ra như trong các chuyện cổ tích, nếu thực sự như vậy sẽ là một bi kịch ở cấp độ không thể so sánh với chúng sinh nào phải chịu đựng.
Nếu chúng ta tin vào tái sinh đầu thai nhưng không thể biết được nó sẽ kéo dài trong bao lâu thì tựa như nỗi lo lắng trường hợp người thân bị mất tích không thể biết được khi nào tìm thấy và lo lắng rất lớn cho cả chính mình. Những cố gắng thực hiện các nghi thức nhằm hỗ trợ vong linh người đã khuất phần nhiều chỉ an ủi mỗi người chúng ta rằng mình đã làm hết khả năng chứ không mang lại một cam kết chắc chắn nào.
Trong một cảnh giới không có không gian và thời gian có thể người đã chết không thể cảm nhận được, họ chỉ biết khi mở mắt thì một thế giới mới đã bày sẵn để chào đón họ bước vào với những cung bậc may mắn hay khổ đau phù hợp với vốn liếng nghiệp lực xấu tốt thúc đẩy và nguyện lực của họ ở kiếp sống kế trước đó.
Việc cầu nguyện, hồi hướng của người sống hoặc khả năng giao tiếp được với người đã mất vẫn có tác dụng và xảy ra khi người đã mất chưa đầu thai bởi đây là sự giao tiếp không phải theo cách của những người sống với nhau, điều này giải thích tại sao chúng ta vẫn tổ chức cầu nguyện cúng lễ, tại sao có một số người có năng lực đã giao tiếp được và có những thông tin bí mật về người đã mất, tại sao đôi khi chúng ta cũng có cảm giác gặp được người thân của mình trong một vài tình huống như nằm mộng hoặc nhập vong.
Nên biết, bởi có mối quan hệ tâm và cảnh tương đồng như thế, vì vậy những người thân của người đã mất trong thời gian 49 ngày cần ăn chay niệm Phật thay hương linh tu tạo công đức, khiến người chết nương nhờ công đức đó mà tiêu trừ tội ác tăng trưởng phước lành, vãng sanh Tây phương hoặc siêu thăng trong cảnh giới Thiên đạo hay Nhân đạo.
Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/nguoi-moi-mat-co-hay-ve-nha-nguoi-chet-di-ve-dau-trong-49-ngay.html