Nếu chiều cao của một ngọn núi được tính từ mực nước biển trung bình lên đến đỉnh, Everest cao 8.849 m nằm trên dãy Himalaya rõ ràng là đỉnh núi cao nhất thế giới. Nhưng nếu xét về độ cao tuyệt đối, tức là độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, thì Mauna Kea ở đảo Hawaii mới là ngọn núi cao nhất hành tinh, theo CNN Travel.

Ngọn núi này cao 4.205 m so với mực nước biển, nhưng phần chìm dưới Thái Bình Dương lên tới gần 5.995 m, vì vậy tổng độ cao của Mauna Kea là 10.200 m, cao hơn Everest gần 1.350 m.

Ngoài ra, có một ứng cử khác cho vị trí ngọn núi cao nhất thế giới là Chimborazo - một ngọn núi lửa ngừng hoạt động nằm trên dãy Cordillera Occidental thuộc dãy Andes ở Ecuador.

Khi đo từ mực nước biển, Chimborazo cao khoảng 6.263 m, thấp hơn Everest khoảng 2.591 m. Tuy nhiên, nếu tính từ tâm Trái Đất, đỉnh núi Chimborazo vươn xa đỉnh Everest bởi vị trí của Chimborazo cách đường xích đạo 1,5 độ về phía nam.

Derek Van Westrum, một nhà vật lý tại Cơ quan Khảo sát Địa lý Quốc gia NOAA, giải thích: "Trái Đất không phải là khối cầu hoàn hảo mà phẳng ở hai cực và hơi bình ra ở xích đạo". Chimborazo có vị trí gần xích đạo trong khi Everest nằm ở phương bắc nên khoảng cách từ tâm Trái Đất đến đỉnh có sự khác biệt.

"Nếu bạn tưởng tượng Trái Đất như một chấm xanh này trong không gian, Chimborazo là nơi bạn có thể đứng và cách xa lõi Trái Đất nhất có thể", ông nói.

Du khách có thể kết hợp leo núi, khám phá văn hóa, cảnh quan khi đếm thăm Ecuador. Ảnh: fernandozhiminaicela, peterstuartmill, Mrivasco.

Ecuador sử dụng sự thống kê kỳ quặc này để quảng bá đỉnh Chimborado như một điểm du lịch mới nổi. Nếu so với mực nước biển, Chimborazo chỉ là ngọn núi cao thứ 39 trên dãy Andes. Nhưng vào thế kỷ 19, nó từng được cho là ngọn núi cao nhất thế giới.

Tin đồn đó bắt nguồn từ nhà địa lý và nhà thám hiểm người Đức Alexander von Humboldt, người đã leo lên Chimborazo vào năm 1802. Von Humboldt chỉ lên đến độ cao khoảng 5.875 mét trước khi xuống thung lũng cao nguyên mà sau này ông sẽ đặt tên là Đại lộ núi lửa.

Câu chuyện ông chinh phục "gã khổng lồ" của Andes đã thu hút nhiều nhà thám hiểm châu Âu tìm đến Ecuador. Trong số họ có nhà leo núi người Anh Edward Whymper được biết đến là người đầu tiên chinh phục Chimborazo.

Không đắt đỏ và khắc nghiệt như Everest hay Aconcagua (đỉnh cao nhất ở dãy Andes), chinh phục đỉnh Chimborado nằm trong tầm với của nhiều du khách bởi chi phí và yêu cầu thể lực không quá cao.

Theo Santiago Granda - Thứ trưởng Bộ Du lịch Ecuador, mỗi năm có khoảng 500 nhà leo núi cố gắng chinh phục đỉnh này. Tuy nhiên chỉ hơn một nửa trong số họ thành công lên đến đỉnh bởi thời tiết khắc nghiệt cùng sự chênh lệnh độ cao mang đến nhiều khó khăn cho các nhà leo núi.

Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời điểm thích hợp để chinh phục Chimborazo bởi đây là lúc thời tiết ôn hòa, ngọn núi thường được bao phủ bởi một lớp tuyết dày.

"Ngày càng có nhiều người bắt đầu đến để tập luyện và chuẩn bị cho những thử thách lớn tại Chimborazo," Granda nói. "Bạn sẽ ở xa lõi Trái Đất hơn và gần hơn với các vì sao hơn bao giờ hết khi đặt chân lên hành tinh này", và đó là điểm thu hút khách.

Không cần 2 tháng để lê‌n đỉn‌h như Everest, nhà leo núi chỉ mất khoảng 2 ngày để chinh phục Chimborazo. Tuy nhiên, du khách cũng cần khoảng một tuần để thích nghi độ cao trước khi summit đỉnh này.

Những người khác tìm đến Chimborazo vì môi trường núi cao đặc biệt của nó. "Đối với một số người Ecuador, đây là lần đầu tiên trong đời họ nhìn thấy tuyết. Vì vậy, ngay cả khi không lên đến đỉnh, họ vẫn đến để ngắm đầm phá. Nơi đây đã trở thành một điểm đến phổ biến với du khách", Granda nói.

Ngọn núi này là nơi trú ẩn của 8.000 con vicunã hoang dã - tổ tiên của loài alpaca thuần hóa - và là nơi sinh sống của loài chim ruồi lớn nhất thế giới có tên là chuquiraga. Ngoài ra nơi đây còn có những khu rừng queunã với những hình thù kỳ quái.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: https://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3700019