Nghiện game bỏ học, có 3 loại khổ cực trẻ cần phải trải qua
Đúng vào 4 giờ sáng, nam sinh này phải thức dậy đến công trường rồi di chuyển những thanh sắt nặng hàng chục ký. Chỉ sau vài ngày, cậu nhận ra việc kiếm tiền không hề dễ, nghĩ tới cảnh cha mẹ vất vả kiếm tiền cậu thấy hối hận vô cùng. Vì thế, cậu quyết định quay trở lại trường học, nghiêm túc học hành trở lại.
Trẻ không nếm mùi khó khăn trong cuộc sống, ít chú tâm học hành
Liên quan về vấn đề này, trên mạng xã hội Trung Quốc từng đăng một bài tâm sự của một cư dân mạng khiến ai cũng đồng cảm.
Tôi có một cô em họ, mấy năm trước khi mới vào lớp 10 nhưng lại hay than thở việc học vất vả quá.
Thấy như vậy tôi liền nói: “Học hành tuy có vất vả thật đấy nhưng sau này đi làm còn vất vả gấp nhiều lần. Chúng ta chăm chỉ học hành bây giờ chẳng phải vì muốn tương lai sau này không phải vất vả đó sao”.
Không ngờ cô em họ lại nói: “Có thật là làm việc vất vả không chị? Em thấy chị Ly nhà hàng xóm sau khi đi làm suốt ngày mua quần áo, mỹ phẩm tùy thích”.
Sau đó, tôi ngồi giải thích cho em ấy tầm quan trọng của việc học là như thế nào. Em ấy có vẻ hiểu nhưng tôi không rõ liệu những lời mình nói có “thấm vào đầu” em ấy được chút nào không.
Dì và dượng tôi làm công nhân trong nhà mấy, họ toàn ăn đồ rẻ tiền nhưng lại tạo điều kiện tốt nhất cho con gái mình. Họ chưa bao giờ để con cái phải vất vả, thường xuyên mua quần áo đẹp cho con gái.
Sau đó, dì tôi và em ấy cãi nhau một trận rất lớn, dì quyết định để em ấy ra ngoài làm việc để nếm mùi khổ cực. Vì chỉ có bằng cấp 2 nên em ấy chỉ có thể xin được các công việc như phục vụ, bưng bê. Ban đầu, em ấy rất vui sướng vì nghĩ đã thoát được sự kiểm soát của cha mẹ, không còn phải đau đầu với đống bài tập mỗi ngày.
Tuy nhiên, mới đi làm có 2 tháng, em ấy khóc lóc và đòi cha mẹ cho đi học trở lại. Em ấy nói rằng: “Đi làm vất vả quá, đứng suốt ngày, đau mỏi chân, còn chưa kể phải cười dù khách có mắng như thế nào. Em nhất định sẽ đi học trở lại, không muốn đi làm như thế này nữa”.
Bây giờ em ấy đã học xong đại học, tìm được một công việc ưng ý, dành tháng lương đầu tiên để mua quà cho cha mẹ.
Dì tôi nói rằng, thật may mắn khi lúc đó cho con gái ra ngoài đi làm trải nghiệm cuộc sống. Điều đó khiến cho con gái cô hiểu được tầm quan trọng của việc học là như thế nào. Suy cho cùng, dù việc học có vất vả, nhàm chán nhưng nó có thể mang tới cho một người tương lai tươi sáng.
Nhà giáo dục Sukhomlinsky từng nói: “Đừng bảo vệ con cái khỏi việc lao động, đừng sợ bàn tay chúng có vết chai, hãy cho chúng hiểu được rằng để có được một ổ bánh mì rất khó”.
3 loại khổ cực con cái cần phải trải qua
Thực ra, cha mẹ không nhất thiết phải cố tình tạo ra sự khổ cực cho con cái, vì cuộc sống vốn có đắng cay ngọt bùi, trẻ có thể chịu đựng gian khổ bằng cách cho chúng trải nghiệm cuộc sống thực tế.
1. Cho trẻ thấy nỗi khổ của mọi người
Zhang Xuefeng, một giáo viên nổi tiếng ở Trung Quốc từng phát biểu rằng: “Nếu đứa trẻ không muốn học, hãy đưa chúng đến 4 nơi này: Bến xe, nhà ga thường, nhà ga có đường sắt cao tốc, sân bay.
Đưa trẻ đi xem những mọi người chen chúc nhau ở bến xe đường dài đang mặc quần áo gì, họ nói gì. Sau đó đưa trẻ đến nhà ga thường, ga tàu cao tốc, sân bay để xem mọi người ở những nơi này đang mặc gì và họ có những phẩm chất gì.
Cuối cùng, hãy hỏi trẻ muốn trở thành người như thế nào trong tương lai”.
Cuộc sống có rất nhiều mảnh đời khác nhau và tốt hơn hết hãy để bọn trẻ tự nhìn ra điều đó.
Cha mẹ có thể nói với con cái rằng, nếu chúng không chăm chỉ học tập, tương lai sẽ không có nhiều sự lựa chọn. Những người học và không học có sự khác biệt rất lớn về điều kiện sống.
2. Để trẻ trải qua sự khó nhọc
Trong show truyền hình thực tế ở Trung Quốc, 2 cô con gái của Cai Shaofen (Thái Thiếu Phân) được mọi người yêu thích vì rất ngoan hiền và không hề chảnh chọe.
Một trong những nhiệm vụ của chương trình là 2 cô bé phải leo lên núi tìm một ông già họ Chu. Đường núi gập ghềnh, thời tiết nóng ẩm, lại có muỗi đốt, nhưng với sự đồng hành và động viên của mẹ, 2 cô bé vẫn nhất quyết lên đỉnh núi mà không một lời than khóc giữa đường
Ngay cả Sha Yi, một khách mời khác trong chương trình cũng nói rằng anh ấy có ấn tượng tốt về 2 cô bé này.
Cai Shaofen giải thích rằng, điều này không thể tách rời khỏi sự giáo dục của gia đình. Ngay từ nhỏ, 2 cô bé đã được mẹ cho làm việc nhà. Khi được 3 tuổi, cô con gái út được mẹ bày cách quét dọn nhà và học nấu ăn khi 6 tuổi.
Cai Shaofen chia sẻ: “Bạn phải cho con mình cơ hội để trải nghiệm, nấu ăn là điều dễ nhất. Bạn có thể lo lắng việc con mình bị thương nhưng đây là một trong những cách để trẻ học hỏi về cuộc sống”.
Phải thừa nhận rằng, trẻ em ngày nay thiếu cơ hội để chịu đựng những khó khăn vất vả. Việc cho trẻ làm một số công việc nhà là lựa chọn tốt nhất. Không chỉ để trẻ học cách tự lập, học cách giải quyết vấn đề mà còn để chúng học cách chịu trách nhiệm, biết giúp đỡ cha mẹ hơn.
3. Để trẻ trải qua nỗi khó nhọc khi kiếm tiền
Có một chủ đề trên trang Zhihu: “Trẻ em cần trải nghiệm những gì để hiểu được tầm quan trọng của bài tập ở trường?”.
Một câu trả lời được mọi người tán thành nhiều nhất là: "Điều quan trọng nhất là thoát khỏi sự bảo bọc của cha mẹ và để con cái tự mình chịu đựng gian khổ".
Không nhất thiết phải “ném” trẻ ra công trường, nhà máy để chúng nếm mùi khổ cực lao độngt ay chân. Thay vào đó, cha mẹ có thể tìm một số cơ hội thích hợp để trẻ một lần trải qua khó khăn khi “kiếm tiền”.
Mùa hè năm ngoái, cậu bé nhà hàng xóm bỗng gõ cửa nhà tôi xin giấy vụn. Hóa ra cha mẹ cậu bé sợ con trai mình suốt ngày cắm mặt chơi game nên mới nghĩ ra cách này. Nếu cậu thu thập được 1kg giấy vụn sẽ được cha mẹ đồng ý cho chơi game 1 tiếng vào ban đêm.
Không ngờ mới đi thu thập giấy được 1 tuần thì cậu bé bỏ luôn việc chơi game vào ban đêm vì quá mệt, tắm xong “lăn” ra ngủ luôn. Từ đó, cậu bé nhận ra việc kiếm tiền không dễ dàng và chú tâm học hành hơn.
Nếu cha mẹ sẵn sàng để con mình chịu đựng khó khăn, đứa trẻ có thể học cách trưởng thành từ sự vất vả.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nam-sinh-nghien-game-bi-giao-vien-dua-toi-cong-truong-lam-viec-co-3-loai-kho-cuc-tre-can-phai-trai-qua-c216a1372396.html