Ngày rụng trứng là ngày nào của chu kỳ kinh?
Theo Thạc sĩ, bác sỹ Hà Ngọc Mạnh (Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ), rụng trứng là sự giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng được gọi là sự rụng trứng và đó cũng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt.
Trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống dẫn trứng và đi theo ống dẫn trứng vào tử cung chờ tinh trùng thụ tinh. Việc tính toán thời điểm chính xác ngày rụng trứng để thụ thai hay tránh thai sẽ giúp các cặp đôi sinh con theo ý muốn.
Ngày rụng trứng là ngày nào của chu kỳ kinh?
Trong cơ thể của người phụ nữ có một lượng trứng nhất định, tại một thời điểm trong tháng 1 trứng sẽ rụng xuống đi vào tử cung để chờ tinh trùng đến thụ tinh trong vòng 24H, đây được gọi là ngày rụng trứng.
Theo Thạc sĩ, bác sỹ Hà Ngọc Mạnh thì trứng rụng ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, có người rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ có người rụng sớm hơn, muộn hơn. Thời điểm rụng trứng sẽ phụ thuộc vào độ dài ngắn khác nhau của chu kỳ kinh.
Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết nhất
Khi trứng chuẩn bị rụng sẽ có những dấu hiệu nhận biết mà chị em có thể cảm nhận được để áp dụng cách tính ngày rụng trứng. Cụ thể những dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng đó là:
- Tăng tiết dịch âm đạo (loại dịch này trong, đàn hồi thậm chí giống như lòng trắng trứng).
- Chảy máu âm đạo ít hoặc có những đốm máu trên đồ lót
- Đau ngực, ngực to và căng
- Ham muốn tình dục tăng
- Đau vùng bụng dưới
- Buồn nôn, chán ăn
Thân nhiệt tăng cao hơn, dịch âm đạo tiết nhiều hơn, ham muốn tình dục tăng cao là dấu hiệu nhận biết ngày trứng rụng. (Ảnh minh họa)
Dựa vào dấu hiệu ngày rụng trứng để các cặp vợ chồng có thời gian lý tưởng nhất quan hệ giúp tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Các cặp nên quan hệ vào thời điểm 5 ngày trước và 1 ngày sau ngày rụng trứng để thụ thai. Trứng chỉ tồn tại trong 24H sau khi rụng nhưng tinh trùng có thể sống được 3 - 5 ngày.
Cách tính ngày rụng trứng để mang thai hoặc tránh thai
Tính ngày trứng rụng căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Có người có chu kỳ 28 ngày, người 30 ngày, người 32 ngày hoặc lâu hơn nên cách tính cũng sẽ khác nhau.
1. Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt
Những yếu tố cần xác định để tính ngày rụng trứng:
- Xác định được ngày đầu tiên của chu kỳ kinh: Là ngày đầu tiên xuất hiện máu.
- Độ dài của chu kỳ kinh: Tính từ ngày đầu tiên ra máu đến ngày đầu tiên ra máu của kỳ tiếp.
Cách tính ngày rụng trứng theo từng chu kỳ kinh:
Chu kỳ kinh của phụ nữ có 3 giai đoạn: Hình thành nang mạc, rụng trứng và hoàng thể. Giai đoạn rụng trứng chỉ kéo dài 1 ngày và giai đoạn hoàng thể luôn cố định là 14 ngày. Do đó, nếu chu kỳ kinh của phụ nữ là n là thì ngày trứng rụng là n-14. Bảng tính ngày rụng trứng theo các vòng kinh khác nhau được Thạc sĩ, bác sỹ Hà Ngọc Mạnh chỉ ra như sau:
Ví dụ: Nếu bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt không đều từ 26 - 30 ngày thì ngày trứng rụng sẽ được tính:
Vòng kinh 26 ngày thì ngày trứng rụng là 12
Vòng kinh 30 ngày thì ngày trứng rụng là 16.
Kết hợp 2 khoảng này lại thì ngày trứng rụng với bạn gái này sẽ từ ngày 12 - 16.
Lưu ý: Cách tính ngày rụng trứng áp dụng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều. Những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều rất khó để tính toán chính xác và thường mang lại nhiều rủi ro.
Tính ngày trứng sẽ rụng dựa vào vòng kinh. (Ảnh minh họa)
2. Cách tính ngày rụng trứng bằng que thử rụng trứng
Que thử rụng trứng có cơ chế hoạt động phát hiện được sự thay đổi hormone trong nước tiểu. Khi thử nước tiểu nếu que hiện lên 2 vạch thì người phụ nữ sẽ rụng trứng trong 24H tới. Thời gian áp dụng que thử tốt nhất là từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 của kỳ kinh.
Cách sử dụng que thử rụng trứng:
- Mua que thử sử dụng trong ngày
- Vào ngày thứ 11 mang que thử ra kiểm tra nồng độ hormone trong nước tiểu, cố định thời điểm thử, nên thử vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
- Mỗi ngày thử 1 que khác nhau cho đến khi que hiện lên 2 vạch thì bạn sẽ rụng trứng trong 24h tới.
Sử dụng que thử rụng trứng để tính ngày. (Ảnh minh họa)
3. Cách tính ngày rụng trứng bằng đo thân nhiệt
Trong những ngày trứng rụng, sự thay đổi hormone sẽ khiến thân nhiệt chị em tăng lên cao hơn so với bình thường. Sử dụng thiết bị đo thân nhiệt để nhận biết ngày trứng rụng.
Cách thực hiện:
- Dùng thiết bị đo kiểm tra thân nhiệt, ghi lại hàng ngày, nên thực hiện cố định vào 1 thời điểm trong ngày.
- Theo dõi kỹ hơn vào những ngày gần rụng trứng (từ ngày 12 đến ngày 16)
- Khi nhiệt kế báo thân nhiệt tăng hơn so với những ngày bình thường (thường chỉ tăng từ 0,3 - 0,5 độ) thì đó là thời điểm đến ngày trứng rụng.
Lưu ý: Phương pháp tính này không chính xác nếu chị em bị cảm, sốt, uống rượu, uống thuốc hay đang có vấn đề về phụ khoa…
Đo sự thay đổi thân nhiệt để biết thời điểm trứng rụng. (Ảnh minh họa)
4. Cách xác nhận ngày rụng trứng bằng dịch nhầy tử cung
Khi gần đến ngày rụng trứng và ngày rụng trứng, hormone thay đổi khiến dịch nhầy ở cổ tử cung tiết ra nhiều hơn bình thường.
Sau kỳ kinh dịch nhầy tiết ra rất ít, gần đến ngày rụng trứng dịch tiết nhiều hơn, tử cung ẩm ướt hơn. Khi thấy dịch nhầy có màu trắng, trong, dính, giống với lòng trắng trứng thì đó là thời điểm rất dễ thụ thai.
Đó là những cách tính ngày rụng trứng đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất mà chị em có thể tự làm tại nhà. Ngoài ra, chị em có thể thực biện biện pháp siêu âm soi trứng tại bệnh viện để có thể biết được ngày thụ thai tốt nhất.
Đối với những cặp vợ chồng muốn tránh thai, dựa vào cách tính này tránh quan hệ vào những ngày gần rụng trứng, rụng trứng. Tuy nhiên nên áp dụng thêm các biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su, thuốc ngừa thai… sẽ cho kết quả tốt nhất.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/chuan-bi-mang-thai/cach-tinh-ngay-rung-trung-de-sinh-con-hoac-tranh-thai-don-gian-de-hieu-c12a425735.html