"Ảnh vệ tinh chụp hồi cuối tháng 9 của Panet Labs cho thấy nhiều hoạt động đang diễn ra ở bãi thử Pankovo tại bán đảo Novaya Zemlya, vốn được Nga sử dụng để thử tên lửa hành trình hạt nhân 9M370 Burevestnik", Jeffrey Lewis, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở tại Mỹ, cho biết hôm 21/10.

Hai quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ nước này đã biết "việc Nga đang chuẩn bị thử nghiệm các tên lửa trong chương trình vũ khí tối tân của họ".

Vị trí bệ phóng mới được xây lại ở bãi thử Panvoko cuối tháng 9. Ảnh: Planet Labs.

Pankovo là nơi tiến hành các thử nghiệm trong dự án Burevestnik, bao gồm ít nhất một đợt bắn thử vào cuối năm 2017. Nga đình chỉ hoạt động thử nghiệm tại đây, tháo dỡ bệ phóng và những cơ sở hỗ trợ vào năm 2018.

Trên ảnh vệ tinh, bệ phóng đã được xây dựng lại và bố trí theo hướng khác với năm 2017, thời điểm Nga phóng quả đạn về phía thao trường ở Sukhoy Nos, nơi từng diễn ra vụ thử bom hạt nhân Sa Hoàng. Một công trình ở hướng bay mới cũng được phá dỡ để tránh cản trở tên lửa.

Hàng loạt container cũng xuất hiện ở những địa điểm quanh bãi thử, trong đó có một công trình dường như dùng để kiểm tra tên lửa trước khi phóng. Nhiều tàu hàng cũng hiện diện ở vùng biển gần Novaya Zemlya trong thời gian gần đây. Một bãi đáp trực thăng cũng được xây dựng, cho phép nhanh chóng vận chuyển các nhà khoa học và thiết bị.

Tên lửa Burevestnik là một trong 6 siêu vũ khí được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018. Đây là những khí tài được kỳ vọng giúp Moskva duy trì vị thế siêu cường và cân bằng chiến lược với Washington.

Tên lửa Burevestnik bắn thử năm 2018. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Burevestnik sử dụng nguyên lý động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet), trong đó quả đạn nén luồng không khí nhờ tốc độ rất cao trong khi bay, đốt nóng nó bằng lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ bên trong và dùng luồng khí nóng này để tạo lực đẩy.

Lò phản ứng hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng gần như vô tận cho tên lửa, giúp nó về lý thuyết có thể bay liên tục trên không trung trong nhiều năm nếu các hệ thống dẫn đường và thiết bị điện tử hoạt động ổn định.

Trong quá trình bay, tên lửa liên tục đổi hướng nhằm vòng tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không trên biển. Đây được coi là tính năng quan trọng, nhất là khi tên lửa có tầm bắn không giới hạn. Nó có thể bay vòng qua mọi tổ hợp phòng thủ và đánh trúng mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất.

Tình báo Mỹ cho biết Nga từng nhiều lần phóng thử tên lửa Burevestnik hồi cuối năm 2017 và đầu năm 2018, trong đó một lần thất bại do động cơ hạt nhân không kích hoạt, khiến quả đạn rơi xuống biển không lâu sau khi sử dụng hết nhiên liệu ở tầng đẩy sơ cấp.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Robot Building Supplies Vùng: Notting Hill. Phone: 9538 1700
Xem thêm

chuyên các mặt hàng, mefal roof Sheefs 0.47, ms flat bar 6m, falvinised sleeper channel


Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/nga-co-the-sap-thu-sieu-ten-lua-mang-dong-co-hat-nhan-4180462.html