Nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại bình thường trong quý II
Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc ngày 9/3/2020. (Nguồn: THX)
Phát biểu với báo giới, các chuyên gia thuộc NDRC cho biết Trung Quốc có nhiều chính sách và sẽ triển khai các biện pháp liên quan vào thời điểm thích hợp.
Cũng theo NDRC, hơn 90% doanh nghiệp sản xuất lớn ở các tỉnh của Trung Quốc ngoại trừ một số khu vực như Hồ Bắc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, đã nối lại hoạt động nhờ các biện pháp khôi phục riêng của từng khu vực.
Hầu hết các khu công nghiệp ở các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô, Thượng Hải, Sơn Đông, Quảng Tây và Trùng Khánh đã trở lại hoạt động bình thường. Số liệu về chỉ số điện tiêu thụ cũng cho thấy hoạt động sản xuất đã được khôi phục ở các khu công nghiệp.
Ngành kim loại màu đã sử dụng điện bằng mức tiêu thụ trong cùng kỳ năm ngoái, trong khi các ngành dược phẩm, hóa chất và điện tử cũng tiêu thụ 90% mức điện sử dụng trước đó.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, các báo cáo mới nhất cho thấy ngành dịch vụ ở nước này đang gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu được kiểm soát và ngăn chặn lây lan hiệu quả.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, thống kê của Hiệp hội hàng không lịch trình Nhật Bản (SAAJ), 19 hãng hàng không của nước này trong tháng 3 đã liên tục phải hủy hay cắt giảm nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa với tỷ lệ cắt giảm lần lượt là 60% và 45% so với cùng kỳ năm 2019.
Dự kiến trong tháng 4/2020, các chuyến bay quốc tế và nội địa cũng sẽ bị cắt giảm khoảng 45%.
Dựa trên các số liệu này, SAAJ dự báo doanh thu của ngành hàng không Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2020 có thể thiệt hại 300 tỷ yên (tương đương 2,85 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là số liệu được tính toán dựa trên giả thiết là dịch COVID-19 sẽ được khống chế trong tháng 4/2020.
SAAJ nhận định rằng ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ còn tiếp tục kéo sang tháng 5/2020 và có thể khiến doanh thu của ngành hàng không dân dụng nước này mất tổng cộng 400 tỷ yen, ngang với mức thiệt hại của ngành này vào thời điểm trong vòng một năm kể từ khi vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 diễn ra.
Các tập đoàn kinh doanh trung tâm thương mại cũng chịu những thiệt hại nghiêm trọng do lượng khách du lịch nước ngoài sụt giảm trong khi người dân trong nước cũng hạn chế ra ngoài, đã khiến doanh thu của các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại “xứ sở hoa anh đào” sụt giảm từ 20-40% so với cùng kỳ năm 2019.
Đại diện các tập đoàn trung tâm thương mại cho rằng tác động ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang thể hiện rõ ràng ở sức tiêu thụ trong nước.
Nhận định về tác động của dịch COVID-19, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nishimura Yasutoshi ngày 17/3 cho rằng dịch bệnh đang tác động tới toàn bộ nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Nhật Bản và có thể sánh ngang với những tác động của đợt suy thoái toàn cầu kinh tế 2008.
Do vậy, Bộ trưởng Yasutoshi cho biết tới đây chính phủ sẽ thực hiện hàng loạt chính sách đồng bộ về tài khóa, tiền tệ, thuế để hỗ trợ giới doanh nghiệp và người dân trong nước khắc phục các khó khăn hiện nay.
Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from VIETNAMPLUS.
Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-du-bao-kinh-te-trung-quoc-khoi-phuc-hoan-toan-trong-quy-2/628900.vnp