Nên dùng tro hay cát để cho vào lư hương?

22:00' 02-10-2019
Gần đây nhiều người đưa lư hương lên chùa bốc, nhất là với những nhà có thờ Phật. Vì họ cho rằng như thế lư hương sẽ rất tốt cho gia chủ nếu được nhà sư trực tiếp bốc.

Nên dùng tro hay dùng cát để cho vào lư hương?

Nếu dùng cát cắm bát hương thì một thời gian cát đông cứng và khó cắm hương. Do đó lời khuyên của các nhà tâm linh là nên dùng tro nếp hoặc tro rơm là tốt nhất.

Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Còn hiện nay, loại tro này được bán ngay tại các cửa hàng mã.

Gần đây nhiều người đưa bát hương lên chùa bốc, nhất là với những nhà có thờ Phật. Vì họ cho rằng như thế bát hương sẽ rất tốt cho gia chủ nếu được nhà sư trực tiếp bốc. Tuy nhiên, các sư thầy không có thời gian để bốc bát hương cho từng nhà mà thường để các bà vãi bốc hàng trăm bát hương sắp đấy, chờ sư thầy về tụng kinh gõ mõ. Như vậy thì bát hương sẽ không linh vì trên chùa có nhiều vong, chẳng may vong nhập vào bát hương thì mang về nhà sẽ bị phá. Vì vậy, tốt nhất là bốc bát hương nên bốc tại nhà mình, đất nhà mình.

Lư hương với 7 món thất bảo

Khi bốc bát hương, các thầy cúng thường cho vào bộ cốt gồm: thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, mã mão, xà cừ, san hô đỏ để bát hương có trường năng lượng, linh khí, giúp con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc. Tối thiểu có ba thứ là vàng, bạc, ngọc.

Theo khoa học, đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá, đem lại may mắn sức khỏe và tránh tà khí, chống phóng xạ. Ngọc may mắn, phú quý. Mã não giúp sức khỏe, hưng thịnh, trường thọ…

Các chữ này được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ. Lưu ý không nên cho các loại giấy trang kim, đồ giả bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú.

Một số sư thầy thấy gia chủ nghèo sẽ dùng thất bảo là một đồng tiền giấy 500 đồng, 1.000 đồng, 10.000 đồng gói vào giấy trang kim đặt dưới đáy bát hương.

Ngoài ra còn có một số kiêng kị phải tránh khi lau dọn bàn thờ như: 

- Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. 

- Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

- Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?

Big Sam Market Vùng: Niddrie. Phone: 9366 2237
Xem thêm

chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/nha-dep/dau-thang-dat-thu-nay-duoi-day-bat-huong-to-tien-phu-ho-chang-may-ma-giau-nut-do-c169a407488.html