NASA phát hiện "dị vật" đi với tốc độ kinh ngạc 95.000 km/giờ trong Hệ Mặt trời

16:29' 24-11-2017
Các nhà thiên văn phát hiện ra dị vật này không giống với bất kỳ tiểu hành tinh nào đã quan sát được.


Tiểu hành tinh Oumuamua trông như điếu xì gà.

Theo đó, "dị vật" này chính là tiểu hành tinh có tên Oumuamua, dài 400m, hình thù như điếu xì gà. Chiều dài gấp 10 lần chiều rộng – một hình dạng chưa từng thấy với tiểu hành tinh.

Oumuamua (tên chính thức là II / 2017 UI) do kính thiên văn Pan-STARRS 1 ở Hawaii phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 10 và không mất nhiều thời gian để các nhà vật lý thiên văn tìm ra quỹ đạo và vận tốc của nó, đều nhận ra nó dị thường, có lẽ do một ngôi sao lân cận nào đó phóng ra.

Nhưng tiểu hành tinh này có một điều kỳ quặc. Quan sát sơ bộ cho thấy nó là một sao chổi. Nhưng các quan sát tiếp theo cho thấy không có đặc điểm nào liên quan đến sao chổi. Nên sau đó, nó được xếp phân loại là một tiểu hành tinh:

Tuy nhiên, đó không phải là điều dị thường duy nhất của "dị vật" Oumuamua. Các phép tính ban đầu cho thấy tiểu hành tinh này đến từ sao Vega, trong chòm sao Lyra.

Thậm chí, nó di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc 95.000 km/h, nên bay từ sao Vega đến Trái Đất mất 300.000 năm. Cách đây 300.000 năm, sao Vega không ở vị trí đó.

Điều này cho thấy Oumuamua có thể đã đi qua không gian không gắn liền với bất kỳ hệ sao nào trong suốt hàng trăm triệu năm.

Nhà nghiên cứu vật lý thiên thể Thomas Zurbuchen của NASA nói: "Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã đặt ra giả thiết rằng các vật thể liên sao ở đó, và bây giờ, lần đầu tiên chúng tôi có bằng chứng rằng chúng tồn tại".

"Phát hiện lịch sử này đang mở ra cánh cửa mới nghiên cứu sự hình thành các hệ mặt trời ngoài vũ trụ của chúng ta."

Khi phát hiện ra tiểu hành tinh Oumuamua, các kính viễn vọng trên thế giới đã quan sát, như: kính thiên văn rất lớn Gemini của ESO ở Chilê, kính thiên văn Canada – Pháp - Hawaii, kính viễn vọng hồng ngoại ở Anh và các đài quan sát khác nữa.

Kết hợp các hình ảnh thu thập từ các kính thiên văn khác nhau, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng tiểu hành tinh này thay đổi độ sáng khoảng 10 lần/7,3 giờ, quay quanh trục của nó. Không có sao chổi hoặc tiểu hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời có độ sáng khác nhau rộng như thế.

Ông Karen Meech, thuộc Viện Thiên văn học Hawaii (Mỹ) cho hay: "Sự biến đổi lớn về độ sáng bất thường này có nghĩa là vật thể rất dài: khoảng gấp 10 lần so với chiều rộng, với hình dáng xoắn phức tạp."

"Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng nó màu đỏ, tương tự như các vật thể bên ngoài Hệ Mặt Trời và nó trơ trụi, không có bụi mờ bám xung quanh."

Điều này ngụ ý rằng các tiểu hành tinh được làm bằng vật liệu dày đặc - đá và có thể là kim loại không có nước hoặc đá. Màu đỏ của bề mặt có thể do bức xạ vũ trụ vì nó di chuyển trong dải Ngân Hà trong hàng trăm triệu năm.

Tiểu hành tinh Oumuamua di chuyển xung quanh Mặt Trời vào ngày 9/ 9 với tốc độ 315.000 km/h, và hiện đang đi ra khỏi Hệ Mặt Trời. Tính đến ngày 20/11, tốc độ của nó là 138.000 km/h.

Nó sẽ đi qua quỹ đạo sao Mộc vào tháng 5/2018 và sao Thổ vào tháng 1/2019. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục quan sát cho đến khi Oumuamua mờ nhạt, không thể nhìn ra.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1973506