Muốn cơm vừa thơm dẻo, vừa gấp đôi dinh dưỡng, chỉ cần thêm thứ nước giải khát này khi nấu
Đối với Việt Nam và nhiều nước châu Á nói chung, gạo là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình. Khi nấu cơm, hầu hết chúng ta đều chỉ cần vo sạch gạo, cho vào nồi và đổ thêm một chút nước lọc là được. Thế nhưng ít ai biết rằng, nếu thay thế nước lọc bằng sữa đậu nành thì hạt cơm nấu ra sẽ vừa ngon vừa bổ gấp đôi.
Sở dĩ như vậy là vì cả gạo và sữa đậu nành đều là những thực phẩm giàu protein. Tuy bổ dưỡng là thế nhưng gạo lại thiếu lysine, một chất axit amin quan trọng với cơ thể mỗi người. Chất này không chỉ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch mà còn cải thiện được chức năng của mô thần kinh trung ương. Đặc biệt, sữa đậu nành lại rất giàu lysine và có thể giúp bổ sung cho gạo. Ngược lại, trong gạo cũng có hàm lượng methionine cao, một loại axit amin mà sữa đậu nành còn thiếu. Nhờ vậy mà khi kết hợp gạo với sữa đậu nành, bạn sẽ có một món cơm “đại bổ”.
Bên cạnh việc giúp món cơm bổ dưỡng hơn thì các chất béo trong sữa đậu nành cũng “tạo ra” nhữung hạt cơm trắng thơm, dẻo ngon và ít calo. Từ đó phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch và đang muốn giảm cân.
Cách nấu cơm với sữa đậu nành
- Vo gạo với nước cho thật sạch rồi cho vào nồi cơm. Tiếp đó, thêm vào một lượng vừa đủ sữa đậu nành. Tuy nhiên, bạn cần pha loãng sữa trước khi cho vào nấu cơm vì nếu quá đặc, sữa đậu nành sẽ khiến cơm bị cứng và không ngon.
- Tuỳ từng gia đình mà có thể nấu cơm trong nồi cơm điện hoặc nồi gang như bình thường.
- Khi cơm chín, xới tơi rồi ăn kèm các loại thức ăn khác.
Cơm khi được nấu bằng sữa đậu nành sẽ có hạt trắng, thơm và dẻo ngọt khác hẳn vị thông thường.
Lưu ý khi nấu cơm với sữa đậu nành
- Để tránh làm mất đi những chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, chất khoáng, vitamin B… ở phần bột trắng bám bên ngoài hạt gạo, bạn không nên vo gạo quá kỹ mà chỉ càn nhẹ hàng vo gạo khoảng 2-3 lần là được.
- Nếu sử dụng nồi cơm điện, không nên vo gạo trực tiếp trong nồi vì có thể làm trầy xước lớp bảo vệ phần đáy nồi. Khi lớp màng này bị xước, nồi cơm sẽ trông xấu hơn và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sử dụng. Cách tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng ra và nhặt sạch phần trấu thừa, sạn bẩn…
- Cần chú ý đến tỉ lệ gạo và sữa đậu nành. Thông thường bạn cần khoảng 260ml nước khi nấu cùng 200 gram gạo. Tuy nhiên nếu nấu cùng sữa đậu nành, nên chuẩn bị khoảng 300 ml để hạt cơm mềm và ngon hơn.
- Thông thường, bạn cần chờ từ 25 đến 30 phút để hạt cơm chín. Sau đó, không nên xới ngay cơm ra bát mà ủ thêm khoảng 10 phút để hạt cơm được mềm thơm và đạt đến độ dẻo hoàn hảo.
- Sau khi cho gạo đã vo sạch vào nồi và thêm nước, bạn có thể bỏ từ 2 đến 3 viên đá lạnh rồi chờ 15 phút mới mang nồi cơm điện đi cắm. Với cách làm đơn giản này, đá sẽ giúp ngăn ngừa các enzyme phân huỷ độ ngọt của gạo và làm tăng axit amin, giúp cơm ngon ngọt và thơm hơn.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3629625