Mua gừng chọn củ vỏ nhẵn hay sần, chọn sai chỉ phí tiền, đến mùi thơm cũng không có
Chọn theo màu sắc của gừng
Nhìn chung, bề mặt của gừng bình thường sẽ không nhẵn bóng mà tương đối thô ráp và không được mịn lắm. Chỉ cần dùng ngón tay cạo nhẹ miếng gừng, bạn có thể thấy vỏ gừng và thịt gừng bên trong có sự chênh lệch màu sắc tương đối rõ ràng, như vậy chất lượng củ gừng tương đối tốt.
Nếu vỏ củ gừng nhẵn, vàng, cạo nhẹ vỏ thấy lõi bên trong cũng có màu tương đồng thì chứng tỏ củ gừng này ít cay, kém thơm.
Chọn theo hương vị của gừng
Gừng tươi sẽ cay và mùi thơm nồng đặc trưng của củ gừng. Còn củ gừng mà cạo thử vỏ ngửi chỉ thấy mùi nhẹ, lại ít cay chứng tỏ giống gừng này kém ngon. Với những củ gừng có mùi lạ tránh mua vì có thể nó đã thối hỏng.
Không mua gừng đã mọc mầm
Giống như tỏi, gừng mọc mầm sẽ có mùi vị và chất lượng kém hơn gừng tươi. Gừng mọc mầm thường héo và mất nước, ăn cũng không ngon. Do đó, khi mua gừng, tránh mua những củ gừng mọc mầm nhé.
Bên cạnh đó, hãy chọn những củ gừng trông căng mẩy, vỏ không bị héo, bẻ thử ra thấy tươi và thậm chí bắn ra chút nước.
Chọn theo kích thước
Có nhiều giống gừng củ trông rất to, vỏ sạch sẽ, bóng và nhẵn nhụi. Giống gừng này thường ít cay và kém thơm. Còn có giống gừng củ nhỏ, vỏ hơi sần, cầm rất chắc tay, thơm và cay. Do đó, nên chọn gừng củ nhỏ, bé, đừng ham củ to để mua nhé.
Phương pháp bảo quản bằng muối
Trải một miếng màng bọc thực phẩm ra mặt phẳng, đặt lên đó một miếng khăn giấy nhà bếp rồi cho gừng lên. Rắc muối phủ đều lên gừng. Rưới thêm chút dầu ăn lên rồi bọc màng bọc lại, vừa bọc vừa vuốt hết khi thừa ra rồi để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nơi thoáng mát. Bạn có thể lấy ra dùng bất cứ khi nào bạn muốn.
Nguyên tắc này là muối ăn có thể hút ẩm và có tác dụng làm khô rất tốt. Tất nhiên, phương pháp này phù hợp với những miếng gừng nhỏ. Nếu có nhiều gừng, bạn có thể để ở nơi thoáng mát cho khô nước, tìm một tờ báo cũ khô rắc muối lên rồi dùng giấy gói lại, cất vào ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi thông gió.
Phương pháp bảo quản bằng cát
Nếu trong nhà có cát, bạn có thể cho gừng vào, chú ý nên rải một lớp gừng mỏng, phủ một lớp cát lên trên. Nếu ở chung cư, bạn có thể sử dụng chậu hoa rồi thêm cát vào đó, vùi gừng vào trong chậu cát là được.
Khi muốn ăn gừng nữa, chúng ta có thể đào ra một ít, vì cát có tác dụng cách nhiệt tốt, làm cho nước trong gừng không dễ bay hơi nên có thể bảo quản được lâu, không bị mốc và hư hỏng, điều này có thể đảm bảo độ tươi lâu của gừng.
Phương pháp bảo quản bằng chè khô
Nếu hay uống chè (uống trà) thì sẽ thường có chè khô ở sẵn trong nhà. Hãy tận dụng chè khô để bảo quản gừng nhé.
Tìm một chiếc khăn giấy để gói trà trước, sau đó tìm một túi ni lông, cho gừng và gói khăn giấy đựng chè vào túi, vuốt cho thoát khí trong túi và buộc chặt lại.
Sau đó cho gừng vào tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát để bảo quản. Vì chè có thể hút nước hiệu quả và giữ khô ráo, có lợi cho việc bảo quản gừng được lâu, và cũng thích hợp khi bảo quản các miếng gừng lớn.
Phương pháp bảo quản bằng gạo
Cách bảo quản gạo cũng rất đơn giản, chỉ cần cho gừng vào gạo. Phương pháp này tương tự như phương pháp bảo quản bằng cát, cũng chính vì gạo là chất hút ẩm tốt, có tác dụng hấp thu nên có thể tạo môi trường kín và khô cho gừng. Đồng thời, nó có thể cách ly với không khí bên ngoài và làm giảm quá trình oxy hóa của gừng, từ đó ức chế sự nảy mầm của gừng. Lưu ý, trước khi bảo quản, cần làm sạch gừng trước để gạo không bị bẩn hay ố, vẫn ăn được.
Bạn đang tìm dịch vụ về Tiệm rượu?
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3617524