Mẹo chăm sóc cây hồng môn ra hoa đúng dịp Tết đến, Xuân về

02:00' 18-01-2022
Cây cảnh này rất đẹp, màu sắc rực rỡ, có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, mang may mắn, hạnh phúc cho gia chủ. Vậy bí quyết để cây cảnh nở hoa đúng dịp Tết như thế nào?

Đây là cây cảnh mà hầu hết ai chơi cây cũng biết: cây hồng môn. 

Cây hồng môn đúng như tên gọi của nó, có ý nghĩa phong thủy là "cánh cửa đỏ" mở ra tương lai may mắn, hạnh phúc cho con người. Cây cảnh này cũng có ý nghĩa hút tài lộc, giúp sự nghiệp, công danh của gia chủ thêm thịnh vượng.

Nếu đặt ở phòng làm việc ở cơ quan giúp chủ nhân thăng tiến, còn đặt ở cửa hàng sẽ giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn.

Lá hồng môn màu xanh hình trái tim cũng tượng trưng cho tình yêu chân thành, bền lâu. Những chiếc mo hoa màu đỏ càng giống trái tim nồng ấm. 

Không chỉ vậy, cây cảnh hồng môn còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, hút được khói bụi vào những chất độc bay hơi trong không khí như benzen, xylen... 

Tên hoa học của cây cảnh này là Anthurium andraeanum, là một loại cây cỏ sống lâu năm thuộc chi Anthurium thuộc họ Ráy. Cây cảnh này có nguồn gốc từ các khu rừng mưa nhiệt đới của châu Mỹ, ưa môi trường ẩm ướt quanh năm và có yêu cầu cao về độ ẩm không khí.

Mùa ra hoa của cây hồng môn chủ yếu tập trung vào mùa đông và mùa xuân, vì vậy nó cực kỳ được ưa chuộng vào khoảng dịp lễ hội mùa xuân hàng năm. Thời gian ngắm hoa của nó kéo dài hai hoặc ba tháng. Bạn có thể ngắm hoa rất lâu, đó là lý do tại sao nhiều người yêu hoa mua cây cảnh hồng môn. 

Một số mẹo chăm sóc cây cảnh hồng môn để cây ra hoa đúng dịp Tết đến, Xuân về.

1. Giữ nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cho cây cảnh

Nhiều người nghĩ cây hồng môn là cây nhiệt đới nên ưa môi trường nóng, thực chất đây là sự hiểu lầm. Cây cảnh này mọc ở rừng mưa nhiệt đới, môi trường trong rừng mưa tương đối ấm và mát. 

Ở nhiệt độ chỉ khoảng 18 và 25 độ C, cây cảnh này sẽ phát triển nhanh hơn. Còn vào mùa hè quá nóng, cây sẽ phát triển chậm, ngừng phát triển, thậm chí khô héo. Khi thời tiết mát mẻ của mùa thu, hồng môn sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng.

Do vậy, khi mùa hè nắng nóng, bạn phải chú ý tăng cường che nắng, đưa cây vào nơi râm mát, nhất là vào buổi trưa và buổi chiều. 

Còn vào mùa thu nhiệt độ xuống dưới 25 độ C, bạn cần cho chúng càng nhiều ánh sáng càng tốt. Khi có đủ ánh sáng thì cây hồng môn mới mau lớn. 

Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu cho cây hồng môn là từ 18 đến 25 độ C, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C thì cơ bản cây sẽ ngừng sinh trưởng. Còn nếu nhiệt độ dưới 5 độ C thì cây có nguy cơ chết cóng. Lúc này, bạn cần giảm bớt tưới nước cho cây. 

2. Cung cấp cho cây cảnh nhiều ánh sáng mặt trời

Hồng môn là loài thực vật có hoa, muốn nó ra hoa bình thường và lại nở hoa mới hàng năm thì bạn phải đảm bảo có ánh sáng mặt trời hơn 4-6 tiếng mỗi ngày, nhất là vào mùa thu đông mát mẻ. 

3. Bổ sung phân bón cho cây cảnh vào mùa thu đông

Cây hồng môn trồng trong chậu phải có nhiều nắng mới có thể sinh trưởng tốt. Đồng thời, bạn phải thường xuyên bổ sung phân lân, kali để cây ra hoa bình thường. 

Vào đầu mùa thu khi lá mới bắt đầu phát triển, bạn nên thêm một số chất dinh dưỡng hòa tan trong nước để tưới cho cây. Việc bón phân hoặc cho một số loại phân bón tan chậm để thúc đẩy lá phát triển mạnh hơn.

Vào cuối mùa thu và mùa đông, bạn có thể bắt đầu bổ sung một số phân lân và kali cho cây. Đối với hồng môn trồng trong chậu, bạn nên bón phân bổ sung nồng độ thấp hơn bình thường. 

Ví dụ, với các cây cảnh khác thường pha phân bón với nước theo tỷ lệ 1/1000 thì tưới cho hồng môn nên giảm xuống 1/2000-3000. Sau đó, bạn cần phun dung dịch phân bón thật đẫm cho cây. 

4. Đảm bảo bầu đất trồng cây cảnh phải tơi xốp

Nhiều người không thể trồng cây hồng môn trong chậu, có thể họ đã chọn đất trồng không hợp với cây. Cây cảnh này thích loại đất tơi xốp và dễ thấm nước, thoáng khí. 

Bạn có thể thêm vỏ cây, vỏ dừa thô, đá bọt (đá trân châu) vào bầu đất. Độ thoáng khí của đất được pha trộn này đặc biệt thích hợp cho hệ thống rễ của cây cảnh hồng môn phát triển.

Nếu bạn cho quá nhiều đất vườn và đất vàng vào bầu đất trồng cây hồng môn sẽ khiến cây phát triển không tốt. Nguyên nhân là các loại đất này không thấm nước, không tốt cho sự phát triển của bộ rễ. 

Bạn cũng không nên cho quá nhiều vật liệu có khả năng giữ nước quá mạnh, chẳng hạn như mùn vỏ dừa và đất than bùn mịn thông thường. Điều này sẽ làm cho đất trồng trong chậu quá khô, cũng không thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Hồng môn là loại cây thân củ, rất sợ đất ẩm ướt, ưa nước nhưng sợ đọng nước trong đất nên đất trồng cây cần được bổ sung một ít rãnh thoát nước tốt.

Bạn cũng nên dùng chậu đất nung, chậu dễ thoát nước chứ không nên dùng chậu sứ có độ thoáng và thoát nước kém. 

5. Duy trì độ ẩm và chống sâu bệnh cho cây cảnh

Một điểm mấu chốt nữa khi bảo dưỡng chậu hồng môn trong nhà đó là phải chú ý duy trì độ ẩm không khí cao, không để không khí bị khô. 

Nếu độ ẩm không khí thấp hơn 40% trong thời gian dài thì cây cảnh rất dễ gây bệnh, lá sẽ bị khô héo, dễ sinh sản nhện đỏ, tình trạng lá càng ngày càng xấu.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá thấp, bạn không nên phun nước nên lá của cây và không để nước thường xuyên đọng trên lá. Còn khi trời quang đáng, môi trường ấm áp thì bạn có thể thường xuyên phun nước cho cây.

Khi trồng hồng môn trong nhà, bạn nên chú ý lau lá của nó một hai tuần một lần, có thể lau cả hai mặt lá bằng khăn mềm ẩm, điều này có thể làm cho lá của nó sáng hơn và tăng cường khả năng quang hợp của nó.

Để bảo dưỡng cây cảnh hồng môn trong nhà, bạn có thể rắc trước một số loại thuốc diệt nấm và côn trùng toàn thân vào đất chậu để ngăn ngừa sự sinh sôi của côn trùng gây hại.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Hikaru Sushi M-City Vùng: Seven Hills. Phone: 8512 0843
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/cay-canh-vuon/tet-co-cay-canh-nay-trong-nha-se-mo-ra-canh-cua-may-man-hanh-phuc-c283a504754.html