Mẹ phải đối mặt với những di chứng gì sau đẻ mổ?
Có nhiều lý do khiến chị em bầu ngày nay lựa chọn phương pháp đẻ mổ để đón con chào đời. Có người vì tâm lý sợ đau đớn, có người sợ nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ sinh thường, có người vì gặp vấn đề sức khỏe buộc phải đẻ mổ… Nói chung, tỷ lệ sản phụ sinh mổ đang ngày một gia tăng nhưng không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức đầy đủ về những di chứng mẹ có thể phải gánh chịu sau ca phẫu thuật đẻ mổ.
Chúng ta đều biết rằng, sinh mổ là ca phẫu thuật không hề đơn giản. Chính vì vậy người mẹ cũng phải đối mặt với những di chứng mà có thể theo chị em suốt cuộc đời.
Tổn thương tử cung
Đối với phụ nữ, tử cung rất quan trọng. Sự lão hóa của phụ nữ có mối quan hệ rất lớn với chức năng buồng trứng nhưng không phải ai cũng biết tử cung không khỏe cũng sẽ khiến các mẹ nhanh tàn, xuống sắc. Nguyên nhân là tử cung không khỏe sẽ gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, dẫn đến tổn hại cho cơ thể. Đặc biệt, sinh mổ thực sự rất có hại cho tử cung vì các bác sĩ sẽ rạch tử cung để đưa em bé ra ngoài. Quá trình này để lại vết thương rất sâu trên tử cung của mẹ.
Nếu tử cung không thể phục hồi hoàn toàn sau sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lần mang thai tiếp theo. Vì vậy các bà mẹ sau sinh mổ cần có chế độ chăm sóc tốt để tránh nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến tử cung phục hồi chậm hoặc để lại di chứng về sau.
Phải chờ thời gian mới có thể có thai tiếp
Mọi người thường truyền tai nhau khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh được khuyến cáo là 2 năm nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn khuyên thời gian sinh mổ đầu tiên và thời gian sinh con thứ hai nên là 3-4 năm để tránh di chứng sau sinh mổ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
Nguyên nhân là sau khi sinh cơ thể mẹ mất sức, mất máu nhiều nên cần có thời gian phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, vết mổ ở tử cung cần có thời gian nhất định để sẹo mổ liền tốt, tránh nguy cơ bục vết mổ ở lần mang thai tiếp theo, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Hầu hết các bác sĩ vẫn khuyên thời gian sinh mổ đầu tiên và thời gian sinh con thứ hai nên là 3-4 năm. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ thai làm tổ tại vết sẹo tử cung
Thai làm tổ trên sẹo tử cung (hay thai bám vào vết mổ tử cung cũ) là một dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ trong vết sẹo mổ trên cơ tử cung. Đây là dạng bệnh lý hiếm gặp nhất của thai ngoài tử cung. Được biết, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng nhiều là yếu tố hàng đầu gây gia tăng tình trạng này.
Thai bám vào vết mổ tử cung cũ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt phải cắt tử cung, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu.
Đau thắt lưng sau mổ lấy thai
Hầu hết phụ nữ trải qua ca sinh mổ đều cho biết họ gặp rắc rối về vấn đề đau thắt lưng sau sinh. Nếu đau lưng bình thường sẽ tự khỏi trong vòng vài tháng. Với một số phụ nữ đau lưng sau khi sinh mổ, cơn đau có thể tiếp diễn trong thời gian dài hoặc cảm giác đau sẽ trở lại khi thời tiết chuyển đổi, giao mùa. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
- Gây tê tủy sống trong sinh mổ: Ban đầu mũi tiêm không gây đau đớn cho người mẹ nhưng sau đó cơn đau thắt lưng sẽ kéo dài vài tháng, thậm chí là vài năm hoặc đến suốt đời.
- Nằm lâu sau khi sinh mổ: do vết mổ gây đau nhức sau sinh nên nhiều mẹ ngại vận động đi lại. khiến cơ bắp, xương khớp thiếu linh hoạt, gây đau vùng thắt lưng.
- Giãn dây chằng sinh lý: Sau khi sinh mổ, các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo, chưa kịp trở về trạng thái ban đầu nên đau lưng là điều không thể tránh khỏi.
Để giảm đau thắt lưng sau sinh, chị em nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều, nhờ người nhà chăm sóc em bé giúp, tránh làm việc nặng và cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Mẹ cũng có thể tham khảo để sử dụng những biện pháp massage giúp bớt đau lưng hơn.
Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/sinh-con/4-di-chung-sau-de-mo-co-the-deo-bam-nguoi-me-suot-cuoc-doi-c384a434341.html