Lời khuyên của chuyên gia: Trẻ con cần phải chơi nhiều, kể cả khi chúng không đi học mẫu giáo
Khi trẻ còn nhỏ, trước độ tuổi đi học, điều quan trọng nhất đối với chúng là được vui chơi, khám phá thế giới. Nếu bố mẹ cấm cản trẻ vui chơi, điều này sẽ tác động rất lớn đến tính cách và tâm lý của trẻ.
Trịnh Uyên Khiết là một tác giả thiếu nhi, đồng thời là người sáng lập, nhà văn duy nhất của Tạp chí văn học thiếu nhi và được ví như Vua truyện cổ tích ở Trung Quốc. Ông từng nói rằng: "Hãy cho trẻ em chơi thật nhiều trước năm 6 tuổi. Cái gọi là nghịch ngợm thực chất là để bọn trẻ có thể tận hưởng tuổi thơ một cách vui vẻ trước khi học ở trường".
Tác giả Trịnh Uyên Khiết được ví như Vua truyện cổ tích ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ ngày nay lại đặt ra quá nhiều quy tắc để ngăn cản việc con cái chơi đùa. Họ không cho trẻ chạm vào bất cứ đồ gì vì sợ nhà cửa lộn xộn, không cho trẻ nghịch bùn đất vì sợ bẩn mang bệnh, không cho trẻ chơi với nhiều bạn bè vì sợ nhiễm thói hư tật xấu… Thậm chí, họ còn nhốt trẻ trong nhà để giảm thiểu những rắc rối do trẻ gây ra.
Con trai cô Trần bình thường đi nhà trẻ 5 ngày trong 1 tuần. Cuối tuần, cô Trần vẫn lu bu công việc nên ít khi dẫn con ra ngoài chơi. Thỉnh thoảng có ông bà đến chơi thì cậu bé được dẫn đi đây đi đó bên ngoài.
Sau một thời gian dài, con trai cô Trần có vẻ đã quen với việc ở nhà một mình và không bao giờ đòi ra ngoài chơi. Ngay cả khi cô Trần thong thả công việc, dẫn con xuống chung cư chơi đùa cùng với bọn trẻ khác, cậu bé cũng chỉ đứng bên ngoài quan sát. Cậu bé không biết cách tham gia chơi cùng, đôi lúc lại cãi nhau và các bạn không muốn chơi với cậu nữa.
Mặc dù cậu bé rất muốn chơi cùng với những bạn khác nhưng không biết tham gia như thế nào. Cậu bé cứ đứng đó đợi người khác tới mời mình chơi nhưng chờ hoài vẫn chẳng có ai để ý. Thấy như vậy, cô Trần động viên con mình chủ động tới chơi với các bạn. Thế nhưng, cậu bé cứ ấp a ấp úng, không biết làm như thế nào rồi bỏ cuộc, đòi mẹ đưa về nhà.
Tại sao việc cản trở trẻ vui chơi, nhốt chúng ở nhà hại nhiều hơn lợi?
Trên thực tế, việc giữ trẻ ở nhà lâu ngày có thể khiến chúng trở nên ít nói, gây ra các vấn đề về ngôn ngữ và tâm lý. Một số trẻ sẽ nói chậm, tự kỷ, trầm cảm và điều này rất khó phát hiện trong thời gian đầu.
Khi bố mẹ giữ trẻ ở nhà, để chúng thường xuyên chơi một mình, không cho tiếp xúc với bạn bè chính là cắt đứt sự kết nối trẻ với thế giới bên ngoài. Lúc này, trẻ cũng có xu hướng trở nên rụt rè, ngại bày tỏ ý kiến, không dám thử bất cứ điều gì. Trẻ không muốn tiếp xúc với người khác và không biết chơi đùa cùng các bạn như thế nào.
Nếu bố mẹ cản trở trẻ vui chơi, nhốt chúng ở nhà thường xuyên sẽ mang tới nhiều hậu quả đáng tiếc. (Ảnh minh họa)
Khi bố mẹ cản trở việc trẻ vui chơi bên ngoài, một số trẻ sẽ nảy sinh tâm lý bực bội, cáu gắt vì thường xuyên phải ở nhà một mình.
Tác giả Trịnh Uyên Khiết còn nói rằng: "Trẻ con cần phải chơi nhiều, kể cả khi chúng không đi học mẫu giáo". Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cho trẻ vui chơi là như thế nào. Dù trẻ không đi học mẫu giáo vì một số lý do như dịch COVID-9 chẳng hạn, nhưng nếu bố mẹ thường xuyên để con tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trẻ vẫn học nhiều điều và phát triển bình thường.
Bên cạnh đó, nếu trẻ không được thường xuyên ra ngoài hoạt động sẽ ảnh hưởng nhiều tới thể chất, đặc biệt là thị lực. Khi trẻ ở nhà nhiều, chúng có xu hướng xem TV, dùng điện thoại, máy tính bảng của bố mẹ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới thị lực.
Ngoài ra, việc trẻ lâu không vận động còn khiến chúng dễ bị béo phì, khả năng miễn dịch kém, hay ốm vặt.
Tóm lại, việc bố mẹ cản trở trẻ vui chơi, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi không chỉ ảnh hưởng tới tính cách, thể chất mà còn có những nguy cơ tiềm ẩn vì sự thiếu an toàn.
Bạn đang tìm dịch vụ về Tiệm rượu?
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/tac-gia-sach-thieu-nhi-noi-tieng-o-tq-khuyen-tre-con-can-phai-choi-nhieu-ke-ca-khi-chung-khong-di-hoc-mau-giao-20220115102708874.chn