Loài chim quý có nguy cơ tuyệt chủng vì quên cách hót

21:00' 22-03-2021
Nghiên cứu mới cho thấy một loài chim đặc hữu của Australia đang mất dần tiếng hót, một dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng.

Loài chim quý có tên khoa học là Anthochaera Phrygia, có quan hệ mật thiết với loài chim mai như chim chích choè, chim hoạ mi… Người ta từng phát hiện ra đàn hàng trăm con chim thường xuyên xuất hiện trên khắp miền đông nam Australia.

Nhưng ngày nay loài này đang ở mức cực kỳ nguy cấp, chỉ còn khoảng 300 cá thể còn tồn tại trên toàn thế giới. Những con chim đực thường hót bài hát của loài để gọi bạn tình. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến số lượng loài này giảm nhiều là những con chim đực đã quên tiếng hót. Nguy hiểm hơn, điều này có thể dẫn đến việc tuyệt chủng loài chim đặc biệt này.

Loài chim quý hiếm này có thể bị tuyệt chủng vì quên 'bài hát giao phối'
Những con chim này dài 20-24 cm và có sải cánh dài 30 cm. Chúng nặng 40-45 g.

Chim ăn mật Anthochaera phrygia hiện cực kỳ nguy cấp và chỉ được tìm thấy ở Australia. Chúng là thành viên thuộc lớp Sẻ hót, nhưng trong một báo cáo mới trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, các nhà sinh vật học cho biết những con chim non đang phải vật lộn để học hót khi số lượng chim trưởng thành ngày càng giảm dần.

"Đây là dấu hiệu cảnh báo Anthochaera phrygia đang trên bờ vực tuyệt chủng. Việc mất dần tiếng hót sẽ làm giảm cơ hội giao phối của chúng. Điều này càng làm trầm trọng thêm sự suy giảm số lượng của loài chim quý hiếm này", tác giả chính của nghiên cứu Ross Crates từ Đại học Quốc gia Australia nhấn mạnh.

Trong một cuộc khảo sát, các nhà khoa học đã tìm thấy 18 con chim Anthochaera phrygia đực, chiếm khoảng 12% số lượng cá thể đực còn sót lại của loài, và nhận thấy nhiều con trong số đó đang bắt chước tiếng hót của những loài khác thay vì cất tiếng hót đặc trưng của chúng.

"Việc mất dần khả năng giao tiếp với đồng loại là điều rất hiếm thấy ở động vật hoang dã. Điều này phản ánh một thực trạng đáng buồn rằng chim ăn mật Australia ngày nay hiếm đến mức một số con đực trẻ tuổi chưa bao giờ tìm được con đực khác lớn tuổi hơn để học hót", đồng tác giả nghiên cứu Dejan Stojanovic cho biết thêm.

Các nhà khoa học ước tính hiện chỉ còn khoảng vài trăm con chim ăn mật Anthochaera phrygia còn sống trong tự nhiên, với phạm vi phân bố giới hạn trong các khu rừng bạch đàn ở phía đông nam Australia.

Trong một nỗ lực cứu quần thể loài khỏi bờ vực tuyệt chủng, Crates cùng các cộng sự đang lên kế hoạch dạy những con chim non học hót trong môi trường nuôi nhốt, bằng cách cho chúng nghe các bản ghi âm tiếng gọi giao phối của những con trưởng thành trong tự nhiên.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn


Article sourced from vnexpress.net.