Tại Việt Nam, lá sen không còn xa lạ và có rất nhiều, nhất là ở vùng nông thôn. Đây được coi là “thần dược” giúp hạ mỡ máu, ngăn chặn oxy hóa, phòng bệnh tim mạch rất tốt. Đặc biệt, loại lá này không hề có hóa chất vì thế việc sử dụng khá an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế đời sống hàng ngày cho thấy, loại lá này ít được sử dụng, có chăng chỉ dùng để gói thực phẩm như xôi, cốm…

ThS, BSCKII Kiều Xuân Thy (Phó Trưởng Cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, lá sen có khả năng giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride và LDL-C trong máu, đồng thời làm tăng HDL-C (cholesterol tốt). Một số hoạt chất chính như nuciferine và flavonoid trong lá sen có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự oxy hóa của LDL-C - một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch liên quan đến mỡ máu cao.

Lá sen dù có rất nhiều nhưng tại Việt Nam đa phần dùng để gói thực phẩm. Ảnh minh họa. 

Dẫn một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, bác sĩ Thy cho biết, nghiên cứu này đã cho thấy rằng, việc sử dụng chiết xuất nước từ lá sen (Nelumbo nucifera) có tác dụng giảm lipid máu ở những bệnh nhân có mỡ máu cao. Cụ thể, sau khi sử dụng, các bệnh nhân đã giảm mức cholesterol toàn phần và triglyceride, đồng thời tăng mức HDL (cholesterol tốt).

Dù các nghiên cứu đều cho thấy lá sen có tác dụng trong việc hạ mỡ máu, tuy nhiên, bác sĩ Thy cho rằng, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. “Việc sử dụng lá sen như một biện pháp bổ trợ cho điều trị mỡ máu cao nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, và không nên coi nó là phương pháp điều trị thay thế hoàn toàn cho các loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị hiện đại”, bác sĩ Thy khuyến cáo.

Theo bác sĩ Thy, trong y học cổ truyền, lá sen có tên gọi là hà diệp, có vị đắng, tính bình, quy kinh Tâm, Tỳ và Can. Lá sen thường được sử dụng để thanh nhiệt, lợi thấp, giảm béo và trừ ứ. Đặc biệt, khi dùng để hạ mỡ máu, lá sen giúp điều chỉnh sự mất cân bằng của mỡ trong cơ thể, cải thiện chức năng của Can và Tỳ, đồng thời giúp làm tan các đàm trọc, nguyên nhân gây ra chứng mỡ máu cao.

Dù có nhiều tác dụng tốt với cơ thể, nhưng khi sử dụng, bác sĩ Kiều Xuân Thy lưu ý một số điều như sau:

- Liều lượng: Để đạt được hiệu quả tốt, có thể sử dụng khoảng 5-10 gram lá sen khô pha nước uống hàng ngày. Nếu sử dụng lá sen tươi, cần tăng liều lượng lên từ 15-20 gram. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và sử dụng quá mức.

Khi dùng lá sen uống nước, mọi người nên uống lượng vừa phải, không nên lạm dụng. Ảnh minh họa. 

- Đối tượng không nên sử dụng: Người có tỳ vị hư hàn, người bị tiêu chảy do hàn, người đang mang thai nên thận trọng hoặc tránh sử dụng lá sen. Lá sen có tính mát, nếu dùng quá nhiều có thể làm lạnh Tỳ vị, gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt ở những người có cơ địa yếu.

- Tương tác thuốc: Lá sen có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều trị tim mạch, do đó cần thận trọng khi kết hợp.

- Không nên dùng lâu dài: Mặc dù lá sen có nhiều tác dụng tốt, nhưng không nên dùng thay thế hoàn toàn cho nước lọc hàng ngày. Việc uống lá sen thay nước lọc liên tục có thể gây mất cân bằng âm dương, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, dẫn đến lạnh bụng, tiêu chảy, hoặc hạ huyết áp.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Glenroy West Primary School Vùng: Glenroy. Phone: 9306 8955
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/alo-bac-si/loai-la-khong-ngam-hoa-chat-la-than-duoc-giup-ha-mo-mau-tiec-la-nguoi-viet-it-dung-chi-de-goi-xoi-c430a608941.html