Kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm

11:37' 01-05-2019
Sự giảm tốc của hoạt động chế tạo tại Trung Quốc trong tháng Tư được coi là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thiếu đồng đều về tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bất chấp các gói kích thích tăng trưởng kinh tế.


Màn hình hiển thị robot của nhà sản xuất robot Trung Quốc Honyen. (Nguồn: washingtonpost)

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong tháng Tư này, Chỉ số các nhà quản trị mua hàng (PMI) đứng ở mức 50,1 (điểm), giảm so với 50,5 (điểm) trong tháng trước đó.

Chuyên gia Julian Evans-Pritchard thuộc Capital Economics, nhận định số liệu trên đang “dội gáo nước lạnh” vào những hy vọng về đà phục hồi mạnh hơn của kinh tế Trung Quốc.

Theo chuyên gia này, số liệu PMI của tháng Tư này là một khởi đầu yếu kém cho quý 2 năm nay, đồng thời củng cố quan điểm rằng kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn. Trong quý 1 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,4%.

Nhu cầu toàn cầu yếu đi và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, với việc áp thuế đối với lượng hàng hóa của cả hai bên trị giá 360 tỷ USD, đang gây sức ép đối với hoạt động chế tạo của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã công bố một loạt biện pháp kích thích tăng trưởng để kiềm chế tác động từ sự giảm tốc của nền kinh tế, với chương trình chi tiêu vào đường sá, đường sắt và các dự án cơ sở hạ tầng lớn khác hồi đầu năm nay.

Bên cạnh đó, trong tháng này, Chính phủ Trung Quốc còn tiến hành chương trình cắt giảm thuế trị giá 2.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 297 tỷ USD).

Nhà kinh tế Zhao Qinghe thuộc NBS cho rằng một loạt chính sách giảm thuế và phí của Chính phủ Trung Quốc sẽ dần dần hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from VIETNAMPLUS.

Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/hoat-dong-che-tao-tai-trung-quoc-giam-toc-trong-thang-tu/566775.vnp