Khi trẻ biết xin tiền, đó là lúc cha mẹ nên dạy con về tài chính
Trẻ con cần có tiền tiêu vặt, thật tiếc là không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể cởi mở trong vấn đề này. Vì nhiều lý do khác nhau, cha mẹ có xu hướng băn khoăn mỗi khi con cái xin tiền, đôi khi họ còn vô tình nói ra những câu nói làm tổn thương tới con.
Cô Trương làm mẹ toàn thời gian. Mỗi tháng chồng cô sẽ đưa cố định một số tiền để làm sinh hoạt phí cho cả nhà. Khi con trai cô học tiểu học, cậu bé hay xin mẹ tiền để mua đồ mới. Mỗi lúc như vậy cô thường ngán ngẩm và bực bội. Hễ con đòi tiền mua đồ là cô lại nói: “Con ngoài việc chỉ biết tiêu tiền của mẹ thì còn biết gì nữa không?”.
Vì chiếc tivi có giá trị lớn, cô Trương ôm mặt đau khổ chỉ muốn đánh con một trận nhưng may kìm chế lại được. Lúc này, cô cảm thấy lo lắng con trai có thể đập phá hoặc làm ra những điều thiếu suy nghĩ. Kể từ đó, mỗi khi con trai cô nói cần tiền, cô đều đưa và không cằn nhằn nữa.
Tuy nhiên, cách làm của cô Trương rõ ràng không ổn, các chuyên gia giáo dục con cái đã đưa ra một số gợi ý sau đây, cha mẹ có thể tham khảo:
1. Đừng nói một cách khó chịu mỗi khi con cái đòi tiền
Trẻ em chưa thể kiếm tiền nên việc chúng xin tiền tiêu vặt là điều bình thường, rất hợp lý. Trong trường hợp này, cha mẹ không nên vội vàng trách móc trẻ và nói những lời khó chịu như: “Con ngoài việc chỉ biết tiêu tiền của mẹ thì còn biết gì nữa không?”.
Dù kết quả học tập của con cái không tốt và cần tiền mua sách vở hay những thứ linh tinh khác, cha mẹ cũng không nên trút mọi lời than phiền lên trẻ. Việc thường xuyên nói những lời khó chịu sẽ khiến trẻ oán hận cha mẹ mình, nảy sinh ra những mâu thuẫn và ảnh hưởng tới mối quan hệ trong gia đình.
2. Đừng luôn nói với con “mẹ không có tiền”
Khi con cái đòi tiền mẹ, có nghĩa là chúng đang có nhu cầu thực tế. Ngoại trừ một số đứa trẻ tiêu tiền một cách bừa bãi, số khác đều tiêu tiền vào những nhu cầu cần thiết như mua đồ dùng học tập, tiền đi học thêm, nộp quỹ lớp…
Nếu người mẹ luôn nói "mẹ không có tiền”, điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương vô cùng, chúng có thể lầm tưởng việc xin tiền là tội lỗi. Thậm chí trẻ có thể nghĩ rằng, mình là con nhà nghèo, không giàu có như nhà bạn, từ đó sinh ra tâm lý tự ti.
Tuy nhiên, nếu trẻ xin tiền có mục đích hợp lý, người mẹ nên cho. Nhưng nếu mẹ cho rằng điều đó là không cần thiết, mẹ cũng có thể nói với trẻ “không cần thiết phải mua thứ này”, hoặc “làm sao để dành tiền mua được”… Bằng cách này, cha mẹ và con cái đều cảm thấy vui vẻ, vấn đề được giải quyết.
Làm thế nào để trẻ hiểu đúng đắn về tiền bạc?
Thực tế, việc trau dồi quan điểm đúng đắn của trẻ về tiền bạc không phải là chuyện một sớm một chiều. Từ sự hướng dẫn cho đến lời nói của cha mẹ đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành quan điểm về tiền bạc của trẻ.
- Cho trẻ tiền tiêu vặt và hướng dẫn chúng tiêu một cách hợp lý
Trẻ em nên tìm hiểu về tiền càng sớm càng tốt, tiền có mục đích gì và được sử dụng như thế nào. Cha mẹ nên hướng dẫn con tiêu tiền một cách hợp lý, học cách tiết kiệm và quản lý tài chính cơ bản. Việc hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ đó là một điều tốt, tránh sự lãng phía xa hoa.
- Đọc sách, hướng dẫn và giáo dục trẻ về tiền bạc
Sách là chìa khóa mở ra trí tuệ của con người và là ngọn hải đăng soi đường cho thành công của con người. Cha mẹ có thể dùng sách để giáo dục trẻ về quản lý tài chính, giúp trẻ hiểu về tiền, cách sử dụng tiền và để trẻ có quan niệm đúng đắn.
Trẻ em sẽ học được các khái niệm và phương pháp quản lý tiền bạc thông qua việc khám phá những câu chuyện đơn giản về tài chính.
Tóm lại, dạy trẻ có cái nhìn đúng đắn về tiền và có khả năng kiếm tiền sớm không phải là điều xấu, nó có thể mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình trẻ. Một đứa trẻ biết kiếm tiền ngay từ nhỏ sẽ độc lập và tự chủ hơn, những điều này đều có lợi cho cuộc sống của chúng sau này.
Xem thêm
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/khi-tre-xin-tien-do-la-luc-cha-me-nen-day-con-ve-tai-chinh-nhung-co-2-dieu-khong-nen-noi-c216a1345299.html