Khi phổi gặp nguy hiểm cơ thể xuất hiện “1 chậm 2 lồi 3 nhiều”
Phổi được gọi là “tán” để “che mưa che gió” cho các cơ quan nội tạng, do đó thấy rằng, lá phổi khỏe mạnh vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, phổi kết nối trực tiếp với miệng và mũi nên rất dễ bị tổn thương. Hút thuốc, ô nhiễm không khí, khói nhà bếp,… một khi hít vào phổi sẽ làm hỏng phổi. Khi phổi gặp nguy hiểm cơ thể xuất hiện “1 chậm 2 lồi 3 nhiều”.
1. Một chậm
2. Hai chỗ nhô lên
- Hạch bạch huyết: Về điểm này, những người thường xuyên hút thuốc cần chú ý, bởi các chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ tấn công các hạch bạch huyết. Khi các hạch bạch huyết bị sưng to hoặc phình ra, cần lưu ý rằng phổi có thể đang bị tổn thương. Do đó, khi thấy những bất thường ở cổ, tốt nhất mọi người nên kiểm tra sức khỏe của phổi.
- Đầu ngón tay sưng lên: Đầu ngón tay bị sưng và ngứa là một tình trạng tương đối phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Hiện tượng này có thể là phản ứng bình thường của cơ thể hoặc có liên quan đến một số bệnh lý, trong đó có ung thư phổi. Các chuyên gia lý giải rằng, nếu bạn mắc ung thư phổi thì một số dịch tiết sẽ xâm nhập vào dịch mô gây nên chứng phù ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, các khối u ác tính có xu hướng tiêu thụ protein của cơ thể trong quá trình phát triển, thậm chí có thể làm hạ đường huyết.
3. Ba nhiều
- Ho nhiều: Ho là một phương thức quan trọng để giữ cho cổ họng và đường hô hấp sạch sẽ. Thỉnh thoảng ho là hiện tượng bình thường, tuy nhiên ho thường xuyên, cần cảnh giác với tình trạng phổi tích tụ nhiều độc tố, thậm chí là ung thư phổi. Nếu ho kéo dài trong 3 tuần, tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời, phòng ngừa tổn thương.
- Tức ngực nhiều hơn: Chức năng tim phổi tốt, mới có thể đảm bảo sự trao đổi khí tốt, từ đó hơi thở được thông suốt, lồng ngực phát triển. Nếu thường xuyên bị tức ngực, khó thở, cần cảnh giác phổi bị tổn thương. Đặc biệt khi ngủ, chứng tức ngực càng nghiêm trọng hơn, thậm chí khó chịu không ngủ được, nhất định phải chú ý, rất có thể là chức năng tim phổi bị suy giảm nghiêm trọng.
- Sốt nhiều hơn: Bệnh về phổi sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi, gây sốt, sốt nhẹ và các triệu chứng khác. Khi các khối u ở phổi gây tắc nghẽn khí quản, hoặc viêm phổi, cũng sẽ gây ra hiện tượng sốt liên tục. Nếu thời gian dài sốt nhẹ khoảng trên 37 độ C, đặc biệt vào buổi chiều, thì cần phải cảnh giác với ung thư phổi.
4. Phổi có 3 “nỗi sợ”
- Sợ lạnh: Phổi nằm trong khoang ngực và các kinh mạch được nối với cổ họng và mũi. Đặc biệt vào mùa đông, khí lạnh rất dễ đi qua mũi, miệng và truyền đến phổi, khiến khí phổi không bị khuếch tán, từ đó dẫn đến cảm lạnh, hoặc gây ra một số bệnh về đường hô hấp. Do đó, khi trời lạnh, ngoài việc mặc thêm quần áo, tốt nhất nên giữ ấm cho mũi và miệng để ngăn không khí lạnh xâm nhập.
- Sợ lo lắng: Nếu một người quá buồn phiền hoặc quá lo lắng, rất dễ làm tổn thương phổi, khiến khí phổi vận hành bất thường, khí trong phổi mất cân bằng, dẫn đến thường xuyên xuất hiện tình trạng ho, đây cũng là tín hiệu điển hình nhất của bệnh phổi.
Trong y học Trung Quốc, thường xuyên cười sẽ giúp nuôi dưỡng phổi. Nói cách khác, tiếng cười giúp mở rộng phổi, tức là trong vô thức bạn đã hít một hơi thật sâu trong khi cười, làm thông đường thở, khiến hơi thở trơn tru hơn.
- Sợ khói thuốc: Như chúng ta đều biết, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và sẽ làm tổn thương phổi. Phổi là bộ phận chính để trao đổi khí và khói thuốc lá chứa nhiều loại chất có hại, một khi hít vào phổi, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe phổi và làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/neu-co-the-xuat-hien-1-cham-2-loi-3-nhieu-canh-bao-benh-phoi-dang-tim-den-ban-c131a433723.html