Kẹt xe khiến con người bị suy giảm trí nhớ, thậm chí dẫn đến trầm cảm
Tắc đường không chỉ làm tốn thời gian mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người. Ảnh minh họa
Các nhà ở Đại học Surrey (Anh) mới đây đã có một phát hiện mới cho thấy việc thường xuyên phải đối mặt với tắc đường là một trong những nguyên nhân khiến con người mắc phải các căn bệnh về thần kinh, đường tiêu hóa, tim và phổi. Nghiêm trọng hơn, ùn tắc giao thông cùng với những tác hại ẩn sau nó còn có thể khiến con người bị suy giảm trí nhớ, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Theo các nhà khoa học, tại những điểm tắc đường thường xuất hiện một số lượng lớn phương tiện bị ùn ứ, tạo nên tình trạng tích tụ các khí thải độc hại. Nghiên cứu cho thấy, khi một chiếc xe bị kẹt trong một vụ tắc đường, mức độ các chất có hại bên trong xe tăng 40%.
Tuy nhiên, khi phải đối mặt với trường hợp tắc đường, các nhà khoa học khuyến cáo lái xe và hành khách không nên mở cửa sổ vì dễ hít phải các biến thể carbon monoxide và carbon monoxide (sản phẩm chính trong sự ch.áy không hoàn toàn của carbon và các hợp chất chứa carbon) trong không khí. Những khí độc này sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của m.á.u, dẫn đến sự giảm tập trung và thiếu oxy tạm thời.
Cũng trong quá trình ùn tắc giao thông, các chất nguy hiểm khác như oxit và nitơ dioxide sẽ được giải phóng nhiều hơn. Khi tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi và phế quản, axit nitric và axit nitơ được hình thành gây cảm giác đau nhói khi thở và ngứa mắt. Nếu tiếp xúc kéo dài có thể phát triển viêm phế quản mạn tính, viêm niêm mạc đường tiêu hóa, các bệnh về tim, rối loạn thần kinh và trầm cảm. Ngoài ra, trong khí thải còn chứa các chất gây ung thư như parafin, naphthenic và các hydrocarbon thơm.
Các nhà khoa học khuyến cáo, khi tình trạng tắc đường chưa được cải thiện, các lái xe nên trang bị cho xe bộ lọc than hoạt tính, hoạt động theo nguyên tắc mặt nạ phòng độc để giảm những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trước đó, theo một nghiên cứu của Bộ Y tế Canada, việc ở gần khu vực mà giao thông tắc nghẽn thường xuyên và trong một thời gian dài sẽ làm nảy sinh tác động tiêu cực đến não bộ của con người.
Để đi đến kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi sức khỏe thần kinh của hai cộng đồng lớn sống ở Ontario, bao gồm hàng triệu người trưởng thành. Kết quả chỉ ra rằng những người sống gần nhất bên cạnh các con đường cao tốc “đông đúc” sẽ dễ bị mắc chứng mất trí nhớ, một triệu chứng của thoái hóa thần kinh không hồi phục.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy cứ 1 trong 10 trường hợp mất trí nhớ có thể là do tiếp xúc quá nhiều với giao thông tắc nghẽn. Đây cũng là nghiên cứu bổ sung cho một nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng việc sống gần các con đường – cùng với tác động của ô nhiễm không khí có thể liên quan đến “các tác động âm thầm trong lão hóa cấu trúc não bộ”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người sống trong vòng 50m quanh một con phố đông đúc có nhiều hơn 7% tỷ lệ bị mắc bệnh mất trí nhớ. Nếu sống trong khoảng từ 50 – 100 m, tỷ lệ giảm xuống còn 4% và trong khoảng từ 100 – 200 m thì tỷ lệ cao hơn chỉ còn 2%. Ở khoảng cách lớn hơn nữa thì tỷ lệ gần như không có gì khác biệt.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/5/2019 đã công bố hướng dẫn mới về các biện pháp can thiệp cụ thể để giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
Hướng dẫn mới nêu rõ 12 điều mà mỗi người cần làm, gồm: can thiệp về hoạt động thể chất; cai thuốc lá; can thiệp dinh dưỡng; can thiệp rối loạn sử dụng rượu; can thiệp nhận thức; tăng cường hoạt động xã hội; quản lý cân nặng; quản lý bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid m.á.u và trầm cảm; quản lý hiện tượng suy giảm và mất thính lực...
Theo thống kê mới nhất của WHO, nhóm bệnh suy giảm nhận thức và mất trí nhớ đang ảnh hưởng đến 50 triệu người trên thế giới, tiêu tốn của bệnh nhân và gia đình 818 tỉ USD hằng năm và là nguyên nhân gây t.ử v.o.ng xếp hàng thứ 5 sau bệnh thiếu m.á.u cơ tim cục bộ, đột quỵ, phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng hô hấp dưới. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh trên trang web WHO rằng trong 30 năm tới, số người mất trí nhớ sẽ tăng gấp 3 lần.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2557495