Các nhân viên y tế đội mũ cứng và cầm áp phích in hình Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người bị quân đội Myanmar bắt trong cuộc đảo chính hôm 1/2, trong lúc diễu hành qua thành phố Mandalay, miền trung Myanmar.

Mandalay, thủ phủ văn hóa và là thành phố lớn thứ hai Myanmar, đã chứng kiến một số vụ bạo lực tồi tệ nhất kể từ sau cuộc đảo chính. Truyền thông địa phương đưa tin cuộc tuần hành diễn ra vào rạng sáng nhằm tránh lực lượng an ninh.

Người biểu tình dựng rào chắn trên đường trong cuộc trấn áp của lực lượng an ninh ở Yangon, Myanmar, hôm 20/3. Ảnh: AFP.

Một ngày trước đó, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), một nhóm giám sát địa phương, cho hay có thêm 4 người biểu tình thiệt mạng trên cả nước sau đợt trấn áp cuối tuần nhằm vào đám đông phản đối đảo chính, bao gồm hai người tại thành phố Yangon.

Gần 20 cuộc biểu tình đã diễn ra từ đêm 20/3 tới rạng sáng nay trên khắp Myanmar, từ trung tâm tài chính Yangon tới các cộng đồng ít người ở bang Kachin phía bắc và thị trấn Kawthaung ở phía nam. Tại thị trấn Kale ở phía bắc, người biểu tình đã thắp nến xuyên đêm và giơ các biểu ngữ kêu gọi Liên Hợp Quốc can thiệp, nhằm chấm dứt bạo lực ở Myanmar.

Theo AAPP, gần 250 trường hợp tử vong đã được xác nhận kể từ khi đảo chính nổ ra, lưu ý thêm rằng con số thực tế có thể cao hơn. Nhóm giám sát này còn cho hay hơn 2.300 người khác đã bị bắt. Bất chấp lên án của cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc, tình trạng đổ máu vẫn tiếp diễn.

Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội bắt bà Suu Kyi và loạt quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự tháng trước, châm ngòi cho làn sóng biểu tình trên toàn quốc. Lực lượng an ninh Myanmar đã bắn đạn thật, sử dụng hơi cay, đạn cao su nhằm kiềm chế đám đông.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Michael's Fresh Food Market Vùng: MENTONE. Phone: 9559 9444
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/nhan-vien-y-te-myanmar-xuong-duong-4251678.html