Giá trị cho sức khỏe từ cùi dừa

23:00' 08-09-2023
Quả này ai cũng thích phần nước, nhưng thứ trắng nõn bên ngoài mới nhiều tác dụng bất ngờ, đem kho thịt ai cũng mê.

Trong quả dừa, ngoài nước dừa, cùi dừa cũng rất có ích. Cùi dừa hay còn gọi là cơm dừa có nhiều khoáng chất, có giá trị không thua món "thượng hạng" nào. 

 
Cùi dừa ngon, bổ, rẻ. (Ảnh minh họa). 

Lợi ích của cùi dừa 

1. Giàu khoáng chất thiết yếu

Cùi dừa là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu như mangan, đồng, selen, phốt pho, kali và sắt. Những khoáng chất này rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và đảm bảo cơ thể chúng ta hoạt động tốt.

2. Cung cấp axit lauric và tăng cường miễn dịch

Một thành phần đáng chú ý khác của cùi dừa là axit lauric, một loại axit béo chuỗi trung bình nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn. Axit lauric có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn tăng cường. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ trong cơm dừa góp phần điều hòa nhu động ruột, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

3. Giảm cân và tốt cho sức khỏe tim mạch

Thịt dừa chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT), đã được công nhận về tiềm năng hỗ trợ giảm cân và sức khỏe tim mạch. Những chất béo lành mạnh này dễ dàng được chuyển hóa và cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng, khiến chúng trở thành nguồn bổ sung có giá trị cho chế độ ăn uống cân bằng.

Cùi dừa kho thịt là món hấp dẫn nhiều người. (Ảnh minh họa)

4. Món ăn ngon

Hương vị thú vị của cùi dừa làm cho nó trở thành một thành phần được yêu thích. Cùi dừa có thể làm thành sinh tố giải khát hay các món tráng miệng hấp dẫn. Việc kết hợp thịt dừa vào chế độ ăn uống là một cách để tận hưởng vô số lợi ích sức khỏe của loại thực phẩm này. 

Ai không nên ăn cùi dừa?

Người béo phì: Tiêu thụ nhiều cùi dừa đồng nghĩa với việc sẽ tiêu thụ nhiều chất béo, bao gồm chất béo không bão hòa đa, không bão hòa đơn và bão hòa.

Một nghiên cứu năm 2018 cho rằng việc tiêu thụ cùi dừa không được vượt quá lượng chất béo bão hòa được khuyến nghị hàng ngày của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ít hơn 10% tổng lượng calo hàng ngày của một người.

Năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard lưu ý rằng việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, hầu hết mọi người - đặc biệt là những người ăn theo chế độ ăn phương Tây điển hình - không ăn đủ dừa để chất béo bão hòa trong đó có tác động.

Cùi dừa có lượng calo và đường cao nên nó cũng có thể góp phần làm tăng cân nếu ăn nhiều và không giảm lượng calo từ những món khác trong chế độ ăn uống của họ.

Giống như hầu hết các loại thực phẩm, cùi dừa có thể gây dị ứng với một số đối tượng. Dị ứng dừa rất hiếm nhưng có thể gây sốc phản vệ.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Westbourne Grammar Vùng: Truganina. Phone: 9731 9448
Xem thêm

trường học chuyên định hình nên những con người truyền cảm hứng cho thế giới


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/dung-chi-uong-nuoc-dua-phan-qua-dua-nay-dem-kho-thit-ai-cung-me-lai-co-nhieu-loi-ich-suc-khoe-kinh-ngac-c131a569918.html