Ép con ngủ trưa tác động xấu đến cảm xúc của trẻ

14:00' 14-01-2020
Hai năm sau, cô nhận thấy con trai mình chẳng cao thêm được chút nào trong khi trước đó bé phát triển rất tốt.

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng ngủ trưa là tốt cho trẻ nên kể cả trẻ không hề buồn ngủ vẫn cưỡng ép con phải ngủ trưa. Bà mẹ trẻ họ Điền ở Trung Quốc có một cậu con trai nhỏ. Con trai cô vô cùng nghịch ngợm và không thích ngủ trưa từ bé. Cô rất tức giận với thói quen xấu ấy của con, thậm chí giờ bé đã lên lớp 1 nhưng vẫn chẳng chịu ngủ trưa. Không kiềm chế được, bà mẹ đã đánh mắng con, từ ấy con trai cô mới nghe lời mà ngủ trưa theo ý muốn của mẹ.

Thế nhưng 2 năm sau, cô nhận thấy con trai mình chẳng cao thêm được chút nào trong khi trước đó bé phát triển rất tốt. Cô lo lắng đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ sau khi hỏi han kỹ tình hình, biết cô ép buộc con trai ngủ trưa thì đưa ra kết luận chính việc làm đó của cô đã ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của đứa trẻ.

Người mẹ tìm mọi cách thậm chí cả đánh mắng để ép con ngủ trưa. (Ảnh minh họa)

Cô Điền sau khi nghe lời giải thích của bác sĩ thì vô cùng khó hiểu. Gần như tất cả mọi người chứ chẳng riêng gì cô đều cho rằng ngủ trưa có lợi cho thân thể cơ mà. Thực tế, trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc ép buộc trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm. Đây là hành động sai lầm gây hại cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Buổi tối ngủ muộn, giấc đêm ngủ lại không được sâu, lợi bất cập hại.

Theo dữ liệu khảo sát của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ với hơn 100 trẻ em làm mẫu, cho thấy không có sự khác biệt về sức khỏe, sự phát triển tinh thần và ngoại hình giữa 2 nhóm đối tượng: trẻ không ngủ trưa và trẻ có ngủ trưa. Do đó, đối với những đứa trẻ không thích ngủ trưa, cha mẹ có thể căn cứ tình huống cụ thể mà nới lỏng yêu cầu với con mình.

Trẻ có tinh thần tốt thì không cần thiết ngủ trưa

Mục đích của 1 giấc ngủ ngắn là để não bộ của trẻ được thư giãn, chuẩn bị cho công việc và học tập buổi chiều. Với 1 số trẻ có não bộ luôn tràn đầy năng lượng thì ngủ trưa là điều không cần thiết. Tương tự như việc bạn không đói nhưng bạn buộc phải ăn, bữa ăn sẽ chẳng còn ngon lành gì thậm chí còn khiến tâm lý bạn vô cùng khó chịu.

Ép con ngủ trưa có thể gây phản tác dụng. (Ảnh minh họa)

Giấc ngủ buổi trưa và giấc ngủ buổi tối của trẻ có mối liên hệ mật thiết với nhau

Những công trình nghiên cứu có liên quan đã cho biết, mỗi người có một đồng hồ sinh học riêng. Nó được hình thành qua thói quen sinh hoạt và điều kiện bên ngoài tác động, không nhất thiết rằng ai cũng phải có lịch sinh hoạt giống như ai. Ngoài ra, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất vào ban đêm và “ngủ” vào ban ngày. Nếu trẻ khó ngủ vào ban đêm, rõ ràng điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Từ đó mới nói, ngủ trưa có thể gây phản tác dụng.

Ép con ngủ trưa có thể làm ảnh hưởng đến sự trình độ thích nghi của não bộ trẻ

Cưỡng ép trẻ ngủ trưa khi trẻ không hề buồn ngủ, đại não trẻ đang trong tình trạng hưng phấn sẽ không có cách nào thả lỏng để đi vào giấc ngủ sâu. Từ đó sẽ xuất hiện trạng thái nửa tỉnh nửa ngủ rất khó chịu, khi tỉnh giấc còn có thể bị đau đầu. Người lớn trong trường hợp tương tự cũng sẽ có hiện tượng như vậy. Từ góc độ sinh lý học, ép con ngủ trưa tương đương với can thiệp vào quá trình phát dục thân thể của trẻ.

Ép con ngủ trưa tác động xấu đến cảm xúc của trẻ

Trẻ không muốn ngủ nhưng bị cha mẹ gây áp lực buộc phải ngủ dễ làm cho tâm lý trẻ xuất hiện biến hóa, chẳng hạn như cáu kỉnh, bất mãn hoặc lo lắng, sợ sệt.

Qua đây có thể thấy, ngủ trưa là một thói quen tốt nhưng quan trọng nhất là phải căn cứ vào tình huống cụ thể của mỗi đứa trẻ. Cha mẹ không nên chỉ làm theo ý muốn của chính mình mà ép buộc con phải làm điều con không muốn và cũng chẳng cần thiết.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/me-ep-con-ngu-trua-cu-tuong-la-tot-nao-ngo-sau-2-nam-khi-biet-su-that-co-da-phai-hoi-han-20200107140246207.chn