Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn?
Sốt xuất huyết có thể gây thoát huyết tương, giảm tiểu cầu và loạt biến chứng “đáng sợ” như chảy máu, suy tim, thận cấp, viêm gan, phù não, tràn dịch phổi, sốc hôn mê... Nếu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, ngay ngày đầu tiên khởi sốt, phải lưu ý 5 điều sau để giảm nguy cơ biến chứng nhập viện.
Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn?
Khi hệ miễn dịch chiến đấu với virus sốt xuất huyết, trẻ sẽ sốt cao 3-4 ngày. Lúc này, chỉ được dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol đơn chất, liều dùng 10-15mg/kg cân nặng mỗi lần. Ví dụ, trẻ nặng 17-25kg có thể uống một gói hạ sốt Hapacol 250mg là đủ liều. Nếu trẻ tái sốt, mỗi lần uống cần cách nhau 4-6 giờ.
Lưu ý tổng liều 24h, trẻ nhỏ không uống quá 1.000mg paracetamol (4 gói hạ sốt 250mg), còn người lớn dùng không quá 2.000mg (4 viên hạ sốt 500mg). Tránh uống quá liều như trường hợp bé 2 tuổi ở Phú Thọ, uống bằng liều người lớn, liên tiếp 4 ngày, dẫn đến suy gan cấp phải ghép tạng.
Đặc biệt, không cho trẻ uống thuốc hạ sốt aspirin hay ibuprofen, bởi chúng có tác dụng phụ ngăn tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Trẻ sốt xuất huyết vốn đã giảm tiểu cầu, uống thêm thuốc này càng dễ tụt tiểu cầu hơn nữa, gây xuất huyết dạ dày, chảy máu nội tạng ồ ạt không cầm được, nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn món gì để tăng tiểu cầu?
Số lượng tiểu cầu sẽ giảm mạnh vào ngày sốt thứ 4, gây biến chứng xuất huyết dưới da và chảy máu nội tạng. Để giảm nguy cơ nhập viện truyền máu, Healthline khuyên, tránh các thực phẩm làm giảm tiểu cầu như nước tăng lực, rượu, việt quất, sữa bò, sốt mè. Và nên bồi bổ ngay các thực phẩm giúp làm tăng loại tế bào máu này.
Gan bò, sò huyết, trứng giàu vitamin B12 giúp giữ cho tiểu cầu khỏe mạnh. Đậu phộng, đỗ đen, nước cam dồi dào chất Folate bồi bổ các tế bào máu. Con chai, đậu lăng, thịt bò, nho khô chứa nhiều Sắt làm tăng số lượng tiểu cầu. Trong khi đó, xoài, dứa, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, súp lơ giàu vitamin C giúp tập hợp các tiểu cầu lại với nhau. Húng quế, rau bina, cải xoong, cần tây, măng tây, đậu bắp và bắp cải còn có thêm vitamin K giúp tái tạo tiểu cầu.
Bù nước bao nhiêu thì đủ?
Sốt xuất huyết khiến cơ thể sốt cao và nôn ói, gây mất nước. Mất nước lại làm cô đặc máu, khiến trẻ càng sốt cao hơn. Nếu không tích cực bù nước, trẻ dễ gặp biến chứng thoát huyết tương, cơ thể bứt rứt khó chịu, da khô, tiểu ít, vã mồ hôi lạnh... rất nguy hiểm.
Theo Bộ Y tế Sri Lanka, người bệnh nên được bù nước tích cực mỗi giờ, số lượng nước uống tùy theo cân nặng cơ thể. Ví dụ, trẻ 10kg nên bổ sung 40 ml/giờ; 20kg cần uống thêm 60 ml/giờ; và 30kg phải nạp 70 ml/giờ.
Tốt nhất là nên bổ sung dung dịch oresol để vừa bù nước, vừa cung cấp thêm chất điện giải. Ngoài ra, có thể uống nước sôi để nguội, nước hầm xương, nước cháo pha muối. Nước trái cây, nước ép rau củ... sẽ giúp cho thành mạch máu khỏe hơn, giảm biến chứng thoát mạch.
Sốt xuất huyết có tắm được không?
“Sốt xuất huyết có tắm được không?” là câu hỏi nhiều người thường thắc mắc. Trong 3 ngày đầu sốt, trẻ hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Song nên hạn chế từ ngày thứ 4 đến thứ 7 của bệnh, bởi đây giai đoạn nguy hiểm nhất, trẻ có thể đang gặp biến chứng xuất huyết dù đã hết sốt.
Tắm gội sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất chỉ nên dùng khăn ấm lau người. Những ngày cuối của bệnh, có thể tắm gội bằng nước ấm, song tuyệt đối không dùng nước lạnh vì sẽ làm co mạch dưới da, giãn mạch nội tạng, nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, cũng không được kỳ gãi hay chà xát mạnh, nhẹ thì tụ máu bầm da, nặng sẽ xuất huyết khó cầm.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/sot-xuat-huyet-ma-khong-biet-4-dieu-nay-nguy-co-nam-vien-cuc-cao-c131a402691.html