Dinh dưỡng để trẻ “bứt phá” chiều cao giai đoạn dậy thì

19:00' 13-06-2019
Nếu bỏ qua giai đoạn dậy thì, trẻ đã lãng phí cơ hội ngàn vàng trong tăng trưởng chiều cao và cơ hội sẽ không bao giờ trở lại. Bố mẹ hãy “đầu tư” đúng cách để con đạt được chiều cao mơ ước trước khi quá muộn.


Từ sau 8 tuổi, chiều cao của trẻ bắt đầu tăng nhanh hơn

Dậy thì – cơ hội vàng không đến thêm lần nữa

Dậy thì được xem là giai đoạn vàng phát triển chiều cao cuối cùng của trẻ. Sau dậy thì, trẻ rất khó cao thêm, nếu có, mức tăng cũng rất chậm. Tổng cộng mức tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm trong thời kỳ này.

Theo nghiên cứu của tác giả Ashraf Soliman (Khoa Nhi, Trung tâm Y tế Hamad, Qatar), ở tuổi dậy thì, hormone tăng trưởng GH tiết ra gấp 1,5 đến 3 lần so với giai đoạn khác, sự gia tăng yếu tố tăng trưởng IGF-1 trong huyết thanh cũng cao gấp 3 lần.

Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở xương tăng lên khoảng 4%/năm kể từ khi trẻ 8 tuổi cho đến hết giai đoạn vị thành niên.

Tuổi dậy thì (gồm cả giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì) của trẻ em Việt Nam thường từ 9-13 tuổi (đối với trẻ gái) và 12-16 tuổi (đối với trẻ trai) nhưng cũng tùy thuộc vào sự phát triển của từng trẻ.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bé gái có thể tăng thêm 10cm chiều cao/năm lúc 10 tuổi và đạt đỉnh 15cm/năm ở năm 12 tuổi. Trong khi đó, các bé trai sẽ tăng 10cm/năm khi được 12 tuổi và đạt tối đa 15cm/năm lúc 15 tuổi nếu được chăm sóc tốt và có chế độ vận động, nghỉ ngơi khoa học.

Dinh dưỡng để trẻ “bứt phá” chiều cao giai đoạn dậy thì

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng được gợi ý là điều cần thiết đối với trẻ. Dưới đây là một số lưu ý đặc biệt dành cho bố mẹ!

- Chú ý thực phẩm giàu đạm, kẽm

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng rất quan trọng để trẻ có thể nhận đủ nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên cần lưu ý lượng đạm trẻ cần đảm bảo 14-15% tổng lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chất đạm (protein) là nền tảng giúp phát triển xương, cơ, sụn – những yếu tố liên quan đến tăng trưởng chiều cao và còn thúc đẩy hormone tăng trưởng hoạt động tốt.

Chất đạm có nhiều trong thịt (lợn, gà, bò), ngao, sò, cá, trứng các loại đậu, sữa…

Bên cạnh đó, kẽm là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy và điều hòa các hormon tăng trưởng IGF- I và hormon sinh dục, từ đó giúp trẻ tăng chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản (đặc biệt hải sản có vỏ cứng như hàu, ngao, sò, cua, tôm…), thịt lợn, bò, gà, các loại hạt, rau dền…

Các thực phẩm giàu đạm

- Đừng để trẻ béo phì:

Một số nghiên cứu chỉ ra, béo phì làm đẩy nhanh quá trình dậy thì ở trẻ. Béo phì được cho là có ảnh hưởng lớn đến chiều cao khi trọng lượng cơ thể quá nặng ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương, sụn…

Trẻ nên được bổ sung các chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật, các loại hạt (hạnh nhân, vừng, lạc..), các chất béo omega 3, omega 6 có trong cá hồi, cá trích, cá thu, cá chép, lươn… Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo khiến trẻ tăng cân nhanh.

- Đừng quên canxi và vitamin D:

Hãy chắc chắn con yêu nhận đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết mỗi ngày vì đây là những chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của hệ xương. Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương, cung cấp đầy đủ canxi làm tăng mật độ xương. Trẻ dậy thì cần từ 1000 – 1300mg canxi mỗi ngày và thật may là nguồn thực phẩm chứa canxi lại rất phong phú. Canxi có nhiều trong tôm, cua, sò, ốc, các loại rau màu xanh thẫm, các loạt đậu, sữa và chế phẩm từ sữa…

Tuy nhiên, canxi cần có sự hỗ trợ của vitamin D để có thể hấp thu vào trong cơ thể, nếu không có vitamin D lượng canxi trẻ nạp vào sẽ theo đường bài tiết ra ngoài. Vitamin D làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương, gắn canxi vào mô xương, giúp xương chắc khỏe và dài ra.

Vitamin D làm tăng hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong 10 đến 15 phút trong khoảng thời gian từ sau 9h sáng đến trước 4h chiều được cho là đủ để có được lượng vitamin D mà cơ thể trẻ cần hàng ngày. Song việc tắm nắng cũng khiến da trẻ bị tổn thương do tác động của tia cực tím.

Trẻ có thể nhận đủ vitamin D cần thiết bằng các sản phẩm bổ sung vitamin D3, đáng chú ý là dạng xịt tiện dụng, vừa chuẩn liều lại có khả năng hấp thu nhanh vượt trội… Liều dự phòng cho trẻ giai đoạn dậy thì là từ 400 - 800 IU vitamin D3/ngày.

Nghiên cứu của chuyên gia Davaasambuu Ganmaa, Janet W. Rich-Edwards đến từ trường Đại học Y khoa Havard cho thấy, trẻ trong độ tuổi 12-15 bổ sung 800IU vitamin D3/ngày làm tăng thêm xấp xỉ 2cm/năm bên cạnh mức tăng trung bình mà trẻ đạt được so với trẻ không được bổ sung.

- Các thực phẩm cần tránh:

Một số thực phẩm kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ mà bố mẹ cần hạn chế hoặc tránh cho con ăn như bánh kẹo ngọt, các loại mứt hoa quả, thạch, thức ăn chiên sẵn chứa nhiều dầu mỡ khiến trẻ dễ tăng cân, ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao.

Các loại nước ngọt có ga chứa lượng đường lớn và khí ga dễ khiến trẻ đầy bụng, làm tăng cảm giác no khiến trẻ biếng ăn và chứa nhiều axit photphoric, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2556838