Cúng Tết Đoan Ngọ 2020 vào giờ nào tốt nhất, rước tài lộc vào nhà?
1. Đoan Ngọ là gì?
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 âm lịch là tháng bắt đầu nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Hơn nữa, tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
2. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ còn gây nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) được nhớ với cái tên “Tết giết sâu bọ”. Đây cũng là lúc các gia đình thờ cúng tổ tiên. Đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân Việt Nam thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo quan niệm xưa, vì trong ngày hôm ấy trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.
Sáng ngày mồng 5 tháng Năm, khi sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ.
Hơn nữa, người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật…
Mời bạn tham khảo thêm: Tết Đoan Ngọ năm 2020 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa tết Đoan Ngọ
3. Tết Đoan Ngọ năm 2020 vào ngày nào?
Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (Âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ như là một cách để gia đình sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống thường nhật của người dân… vì vậy con cháu cũng nhân cơ hội này trở về quê để chung vui với cả nhà.
Vậy cụ thể Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào? Tết Đoan Ngọ năm nay diễn ra vào ngày mùng 5/5/2020 Âm lịch, tức thứ 5, ngày 25/6/2020 dương lịch.
Ngày 5/5/2020 âm lịch tức thứ 5, ngày 25/06/2020 dương lịch, là ngày Kỷ Hợi, tháng Nhâm Ngọ, năm Canh Tý, Tiết khí: Hạ Chí, Trực: Chấp, Ngày Hắc Đạo.
Ngũ hành niên mệnh: Bình Địa Mộc
Ngày: Kỷ Hợi; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật).
Nạp âm: Bình Địa Mộc kị tuổi: Quý Tỵ, Ất Mùi.
Ngày thuộc hành Mộc khắc hành Thổ, đặc biệt tuổi: Tân Mùi, Kỷ Dậu, Đinh Tỵ thuộc hành Thổ không sợ Mộc.
Ngày Hợi lục hợp Dần, tam hợp Mão và Mùi thành Mộc cục. Xung Tỵ, hình Hợi, hại Thân, phá Dần, tuyệt Ngọ.
Giờ Hoàng đạo: Ất Sửu (1h-3h): Ngọc Đường, Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh, Canh Ngọ (11h-13h): Thanh Long, Tân Mùi (13h-15h): Minh Đường, Giáp Tuất (19h-21h): Kim Quỹ, Ất Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Giờ Hắc đạo: Giáp Tý (23h-1h): Bạch Hổ, Bính Dần (3h-5h): Thiên Lao, Đinh Mão (5h-7h): Nguyên Vũ, Kỷ Tị (9h-11h): Câu Trận, Nhâm Thân (15h-17h): Thiên Hình, Quý Dậu (17h-19h): Chu Tước
Đây là ngày Thiên Tặc tức là ngày mọi việc đều rất xấu, việc xuất hành xấu, cầu tài không được, đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều khó thành.
Hướng để xuất hành: Chọn hướng tốt như hướng Nam để đón Tài Thần, hướng Đông Bắc đến đón Hỷ Thần. Không nên xuất hành hướng Tại thiên vì gặp Hạc Thần (Xấu).
Gợi ý các việc nên làm trong ngày này: Tạo tác nhiều việc tốt như xây cất, trổ cửa dựng cửa, mở thông đường nước, đào mương móc giếng, nhậm chức, nhập học, đi thuyền.
Việc nên tránh trong ngày: Chôn cất, tu bổ phần mộ, đóng thọ đường.
4. Cúng Tết Đoan Ngọ 2020 vào giờ nào tốt? Phải chăng chính Ngọ là tốt nhất?
Tết Đoan Ngọ năm 2020 nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Trong năm Canh Tý 2020 có các khung giờ tốt có thể tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ gồm: Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh, Canh Ngọ (11h-13h): Thanh Long.
Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt từ nhiều đời nay.
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người.
Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5 tháng 5.
Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.
Sau đó bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Mời bạn tham khảo: 8 bí quyết phong thủy giúp xua tan tà khí trong ngày Tết Đoan Ngọ
5. Tết Đoan Ngọ 2020 cúng gì?
Cũng như các ngày Tết Đoan Ngọ khác, ngày Tết năm nay chúng ta vẫn duy trì một tục lệ cổ truyền đẹp và không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sanh, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hay cỗ mặn cúng gia tiên.
Lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ thường có tính hàn, hoặc đơn giản hơn cũng có thể hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi cũng đều được.
Theo truyền thống, lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ thường có những đồ cơ bản như:
– Hương, hoa, vàng mã.
– Nước.
– Cơm rượu nếp hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm
– Các loại hoa quả đúng mùa như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…
– Bánh tro (có nhiều nơi gọi là bánh gio). Đây là một loại bánh được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong.
– Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
– Một số địa phương có tục cúng thêm thịt vịt.
6. Văn khấn Tết Đoan Ngọ chuẩn theo Văn khấn cổ truyền
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:………………………….
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/cung-tet-doan-ngo-2020-vao-gio-nao-ngay-nao-la-dung-va-tot-nhat.html