Con xuất sắc nếu cha mẹ biết điều này

17:00' 13-05-2019
Chúng ta nghĩ rằng con nhà nghèo sẽ có động lực vươn lên, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Khó khăn đôi khi lại các cơ hội.


ảnh minh họa

Muốn con tốt, cha mẹ cần có thu nhập tốt

Trong nghiên cứu 30 năm, các giáo sư Đại học Harvard đã phân tích ảnh hưởng của gia đình tới cuộc đời trẻ ở các khía cạnh là trình độ giáo dục của cha mẹ, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống và kết quả cho thấy chính điều kiện gia đình ảnh hưởng lớn tới đứa trẻ.

Nếu bạn lớn lên trong gia đình thu nhập cực thấp, thì dù bạn có đạt điểm tốt khi học cấp 2, cơ hội bạn tốt nghiệp đại học ít hơn hẳn so với những ai điểm thấp nhưng sống trong gia đình thu nhập cao. Ngoài ra, bố mẹ càng có trình độ giáo dục cao thì sẽ càng khích lệ con cái học cao hơn.

Mối q.uan h.ệ xã hội của bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trên con đường phát triển của con. Phụ huynh có mạng lưới q.uan h.ệ xã hội tốt, nghĩa là luôn có những người bạn có khả năng giúp đỡ con cái mình bất cứ khi nào trẻ cần tìm việc, chuẩn bị hồ sơ đi học hay lúc bị bệnh tật, đau yếu.

Người trẻ ở những gia đình bình dân thường không thiếu nỗ lực, sự chăm chỉ. Cái họ thiếu là khả năng nhìn thấy hướng đi. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình và các nguồn lực bên ngoài, trong những giai đoạn khó khăn, họ dễ bối rối, khó vượt qua. Đó là do sự thiếu định hướng cuộc đời.

Điều kiện kinh tế cũng tác động rất lớn tới cách giáo dục con của cha mẹ. Chẳng hạn, cha mẹ ở các gia đình tầng lớp cao có thể đọc được các lý thuyết và phương pháp dạy con mới. Từ đó, trẻ cũng dễ tiếp cận trước với những bài học phát triển trí thông minh, khả năng giao tiếp... so với bạn bè ở các gia đình khó khăn. Sự bất bình đẳng từ đầu đời sẽ tăng dần theo thời gian.

Nhiều bố mẹ luôn hy vọng vào thế hệ sau, mà không hiểu rằng: Trong gia đình, chính bố mẹ mới là người đầu tiên cần nỗ lực, dù là để đạt tầm cao mới về vật chất hay tri thức... Họ quên rằng, khả năng vươn lên trong xã hội giống như một cuộc đua tiếp sức gia đình, và mỗi thế hệ đều phải nỗ lực hết mình, không thể chỉ trông chờ vào thế hệ sau.

Mẹ của Bill Gates từng là doanh nhân và có mối liên quan mật thiết với ban giám đốc công ty máy tính IBM. Năm 1968, khi nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ còn chưa có máy tính, trường tư Bill Gates học đã có máy tính PDP-10 cho ông và các bạn học lập trình cơ bản.

Cha Buffett là một thành viên của quốc hội. Khi 8 tuổi, Buffett đã tới sở giao dị.ch chứng khoán New York. Bố ông là giám đốc của một ngân hàng đầu tư đa quốc gia thu hút sinh viên các trường hàng đầu thế giới.

Ngay cả các tên tuổi lớn của ngành công nghệ Trung Quốc hầu hết cũng đều xuất thân từ các gia đình có điều kiện tốt nhất.

Nhìn vào thực tế trên không phải để hoảng hốt: "Vậy ’cái khó cứ bó cái khôn’ mãi sao" và lo lắng rằng thế hệ sau sẽ thua ngay từ vạch xuất phát nếu bố mẹ ở vị trí thấp. Thay vào đó, chính bố mẹ cần không ngừng nỗ lực và đừng đặt hết kỳ vọng vào thế hệ sau hay phàn nàn rằng thế hệ trước đã không để lại bước đệm cho mình. Chính mình hãy trở thành điểm tựa tốt hơn cho con cháu sau này.

Bạn hoàn toàn là những cha mẹ có những đứa con xuất sắc nếu sở hữu những điểm sau đây:

Cha mẹ biết buông tay

Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn dọn từng đường đi nước bước cho con cái, thậm chí đến học ngành gì, đại học nào, ra trường làm ở đâu... Họ bay lơ lửng trên đầu con như một chiếc trực thăng và liên tục dõi theo đứa trẻ, sẵn sàng dọn dẹp chướng ngại vật vì sợ con sẽ phạm sai lầm, sẽ tổn thương.

Có một điều rõ ràng cha mẹ có thể làm mọi việc cho con cái nhưng không thể lớn lên cùng con. Họ càng mong muốn lấp đầy tương lai trẻ thì càng ít khả năng trẻ đi theo con đường vẽ sẵn ấy. Nếu liên tục can thiệp thì bạn đã tước đi quyền tự phát triển của trẻ, làm chúng mất cơ hội độc lập. Bạn không biết rằng làm vậy đang tạo nên một "vòng kim cô", một khi hai bên không hài lòng đều cảm thấy nghẹt thở.

Những bông hoa trong nhà kính không thể chịu được gió và mưa. Trẻ em càng sớm tự lập, càng thành công. Hãy tin rằng không có đứa trẻ nào không thể thích nghi với việc tự lập, chỉ có cha mẹ là khó khăn buông bỏ.

Cha mẹ yêu thương nhau

Mối q.uan h.ệ vợ chồng tốt thì sẽ tạo ra q.uan h.ệ với con cái lành mạnh. Ông Theodore Hesburgh, Chủ tịch Đại học Notre Dame (Mỹ) từng nói: "Điều quan trọng nhất mà người cha có thể làm cho các con mình là yêu mẹ của chúng. Điều tốt nhất của người mẹ dành cho con cái là đ.ánh giá cao và ngưỡng mộ cha của chúng".

Khi người vợ nhận được tình yêu của chồng thì sự quyến rũ của người phụ nữ tự nhiên sẽ bộc lộ. Khi người vợ ngưỡng mộ chồng, các ông bố tự nhiên trở thành "anh hùng" bảo trợ trái tim con. Lớn lên trong gia đình ngập tràn ánh sáng hạnh phúc, đứa trẻ không chỉ lạc quan mà còn tin vào tình yêu, dễ dàng thể hiện tình yêu vì chúng biết tình yêu là thứ không cần phải tính toán. Chúng cũng dũng cảm, tự tin vì biết rằng nhà luôn là nơi trú ẩn an toàn của mình.

Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình bất hòa dễ sinh ra cảm giác mất an toàn, bạo lực, bất mãn cuộc sống.

Cha mẹ giỏi kiềm chế cảm xúc

Theo khảo sát 90% cha mẹ có nỗi lo lắng khi nuôi dạy con: Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn với con cái? Nếu tôi không có thời gian dành cho con thì sao? Tôi nên làm gì với thành tích học tập của con?...

Chính những lo lắng khiến cha mẹ không thể quản lý tốt cảm xúc của họ. Khi thường xuyên mệt mỏi, lo lắng thì họ sẽ nhạy cảm, dễ mất bình tĩnh và cáu gắt.

Một đứa trẻ ở trong môi trường cảm xúc tiêu cực của người lớn một thời gian dài, một mặt chúng sẽ bị ảnh hưởng, trở nên hung bạo, nóng nảy. Mặt khác chúng không cảm nhận được tình yêu, sự chăm sóc của cha mẹ, gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống.

Nếu cha mẹ giỏi kiềm chế cảm xúc của mình thì đứa trẻ cũng là người giỏi quản lý cảm xúc. Khi đối mặt với vấn đề, đứa trẻ sẽ dùng cái đầu suy nghĩ thay vì để cảm xúc dẫn dắt.

Hãy tin rằng nếu bạn mang gió, mưa, u sầu, tối tăm và bi quan cho con bạn, thì chúng cũng sẽ đáp lại với gió, mưa, u sầu, bóng tối và bi quan; nếu bạn mang đến niềm vui, ánh sáng và tiếng cười thì con cũng có một cuộc đời như vậy.

Cha mẹ nói điều tích cực

Hoạ sĩ biếm hoạ nổi tiếng Jimmy nói: "Trẻ em thà bị đ.âm bởi xương rồng còn hơn là nghe lời chế giễu của người lớn. Ít nhất những vết sẹo còn được nhìn thấy, còn vết thương do la mắng là vô hình".

Bạo lực ngôn ngữ mặc dù không gây thương tích thể x.á.c nhưng tàn tích để lại có khả năng ảnh hưởng đến hết cuộc đời đứa trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy đứa trẻ bị cha mẹ trách móc từ nhỏ đã luôn có tâm lý bất an, nhạy cảm và nghi ngờ khi lớn lên.

Một gia đình dạy con bằng lời lẽ tích cực sẽ mang đến cho trẻ môi trường tràn đầy năng lượng và hòa bình thời thơ ấu, giúp trẻ tự tin phát triển bản thân và tự do trong tâm trí.

Cha mẹ thích đọc sách

Theo một khảo sát của Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Trung Quốc, trong thời gian rảnh rỗi, cha mẹ đọc sách, báo thì tỷ lệ trẻ em có điểm xuất sắc cao hơn. Xã hội hiện nay, đọc sách không phải là gì cao siêu mà là kỹ năng cơ bản mọi đứa trẻ cần. Nếu muốn con mình thành công hãy nuôi dưỡng thói quen này từ nhỏ. Những đứa trẻ trúng tuyển các đại học top đầu đều có điểm chung là đọc sách.

So với nhiều phương pháp giáo dục hiện đại, đọc sách vẫn luôn là cách hiệu quả nhất tăng kiến thức cho trẻ. Mỗi bậc cha mẹ nên đọc nhiều để tạo ra sự giác ngộ cho con. Tất nhiên không dễ để buộc một đứa trẻ ngồi xuống đọc nhưng dần dần con sẽ lĩnh hội điều đó thông qua chính sở thích của cha mẹ.

Dưới đây là một số cách đơn giản để giúp con bạn tự lực hơn theo cách của người Đức:

1. Đừng can thiệp mọi cuộc tranh cãi

Theo Viện Gesell, lên 4 tuổi, hầu hết trẻ đã có vốn từ vựng và độ trưởng thành đủ để nêu ý kiến bất đồng với các bạn cùng tuổi. Vì thế, nếu lần tới đứa con 5 tuổi của bạn phàn nàn rằng anh em của bé hay bạn cùng lớp không cho bé chơi chung, hoặc tranh lượt chơi với bé, thay vì đứng ra phân giải, bạn hãy hỏi: "Con có nghĩ hai con có thể tự giải quyết được không?" (Tất nhiên, bạn nên can thiệp nếu chúng đ.ánh nhau).

2. Để trẻ gọi món cho mình trong nhà hàng

Tất nhiên, bạn tự gọi món sẽ nhanh và dễ dàng hơn, nhưng hãy cưỡng lại cám dỗ này. Hãy để con nói với người phục vụ điều chúng muốn, bạn sẽ cho trẻ thấy bạn tôn trọng chúng như một người độc lập, và tin chúng có thể tự mình làm mọi việc, xây dựng sự tự tin cho trẻ.

3. Kiềm chế thôi thúc dõi theo con thường xuyên

Để phát triển sự độc lập ở trẻ, hãy cho trẻ tự do về mặt thể chất. Bước đầu tiên, lần tới đưa con ra sân chơi, cha mẹ hãy ngồi ở bên lề, nơi con có thể nhìn thấy bạn, thay vì theo chúng đi vòng quanh.

Tiến thêm bước nữa, hãy để trẻ tự đi các nơi một mình (ví dụ đi bộ hoặc đạp xe đến trường gần nhà). Chỉ đi cùng trẻ trong lần đầu tiên khi trẻ đến nơi mới. Hoặc cha mẹ đi cùng cho con đến khi chúng thoải mái để đi một mình.

Dạy trẻ cách sang đường an toàn và điều cần làm khi có người lạ tiếp cận. Tất nhiên, tốt hơn là hãy để trẻ đi cùng bạn bè hoặc anh chị em.

4. Đừng lên kế hoạch mọi nơi mọi lúc

Cho phép trẻ có những thời gian rảnh rỗi, không làm gì cả (mà không có thiết bị điện t..ử bên cạnh), đừng lo lắng chúng sẽ buồn chán.

"Hãy để chúng buồn chán", Zaske nói. "Buồn chán là quan trọng - bởi khi đó trẻ sẽ sáng tạo và khám phá điều chúng muốn".

Tại Berlin, trường mẫu giáo của con gái Zaske thậm chí còn bỏ hết đồ chơi khỏi lớp học trong 3 tháng, để buộc trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình. "Nếu trẻ luôn được dặn phải làm cái này, cái kia, chúng sẽ không bao giờ học được cách độc lập".

Tiến sĩ Tine Pahl, nhà tâm lý học phát triển gốc Đức, từng sống ở thành phố Jersey (Mỹ) đồng ý điều này. Bà quan sát thấy rất nhiều bệnh nhân trưởng thành trẻ tuổi của mình bị ảnh hưởng vì cha mẹ chăm chút quá mức khi còn nhỏ. Nhiều người trong số họ vật lộn với các nhiệm vụ khi trở thành người lớn.

Bản thân Pahl đã để con trai học được sự trưởng thành bằng việc để cậu bé ở nhà một mình trong các khoảng thời gian ngắn từ khi bé lên 8.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2532679