Chùa Trắng có kiến trúc kỳ lạ và đẹp bậc nhất thế giới
01:00' 04-06-2019
Chùa Trắng còn có tên gọi là Wat Rong Khun, đây là ngôi chùa mang kiến trúc kỳ lạ và đẹp bậc nhất thế giới ở Chiang Rai, Thái Lan, thu hút rất đông du khách tham quan hàng ngày.
Wat Rong Khun thường được gọi là White Temple (chùa Trắng), đây là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của Thái Lan. Bất kể thời điểm nào trong năm, cổng vào của ngôi chùa cũng luôn tấp nập du khách từ khắp nơi trên thế giới. |
Khác với màu vàng chủ đạo của các ngôi chùa ở Thái Lan, nơi được mệnh danh là "Xứ sở Chùa Vàng", Wat Rong Khun được bao phủ bởi một màu trắng sáng tượng trưng cho sự tinh khiết, chiếu rọi của Phật giáo. |
Chùa có diện tích không quá lớn, chỉ khoảng 12.000 m2, nhưng tất cả kiến trúc trang trí tại đây xứng đáng được gọi là những tác phẩm nghệ thuật. Người sáng tạo nên ngôi chùa là Chalermchai Kositpipat, một kiến trúc sư kiêm nghệ nhân nổi tiếng của Thái Lan. |
Bao quanh chùa là một công viên với hồ nước và rất nhiều tác phẩm điêu khắc thủ công kỳ lạ, có thể là một ác quỷ, đầu lâu, hay các quái vật trong văn hóa dân gian Thái Lan. |
|
Được xây dựng từ năm 1997, tất cả kiến trúc của chùa đều được làm thủ công bởi Chalermchai. Năm 2014, trận động đất lớn đã phá hủy một phần của ngôi chùa. Tuy nhiên điều đó không làm nản lòng người nghệ sĩ tâm huyết. Chalermchai vẫn tiếp tục hoàn thiện "công trình cuộc đời" của mình mà ông dự định sẽ hoàn thành vào năm 2070. |
Mục đích của Chalermchai muốn tạo nên 9 công trình kiến trúc riêng biệt bằng chất liệu thủy tinh và thạch cao. Đó là khu chính điện, sảnh đường, tòa nhà vàng, nhà nguyện, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, khu ăn nghỉ... Do muốn chứng kiến ngôi chùa hoàn thành trước khi mất, Chalermchai đã đồng ý để các học trò của ông tham gia giúp đỡ. |
Điểm nổi bật nhất khi bước vào chùa là bạn sẽ đi qua cây "cầu luân hồi - tái sinh", nơi có vô số bàn tay đang ngoi lên như muốn kéo bất kỳ ai đi qua xuống dưới. Bước qua cây cầu, bạn sẽ tới "cổng thiên đường", sau đó là gian chính điện, nơi duy nhất phải để giày dép bên ngoài và không được chụp ảnh. |
Những bàn tay bên dưới cầu luân hồi - tái sinh tượng trưng cho ham muốn nhục dục của con người như hố sâu vô tận. Tuy nhiên, khi có thể dừng lại đúng lúc, cánh cửa thiên đường vẫn rộng mở giúp bạn có thể thay đổi, như được tái sinh lần nữa. |
|
Trước cổng thiên đường là 2 vị hộ pháp hùng dũng uy nghi, được điêu khắc vô cùng tinh xảo, tượng trưng cho "hòa bình" và "chết chóc". Việc đặt cổng thiên đường ở vị trí này cũng ám chỉ con người sau khi thoát khỏi bể khổ sẽ tới miền cực lạc. |
"Tòa nhà vàng" là công trình có màu vàng kim nằm phía bên phải cổng vào, nổi bật giữa những tòa kiến trúc màu trắng. Tòa nhà được thiết kế tinh xảo, bên trong là một nhà vệ sinh rất hiện đại. |
Đi tiếp vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp "cây may mắn", đây là nơi du khách có thể buộc những chiếc bùa để cầu may. Bên cạnh đó là "giếng cầu nguyện", bạn có thể ném những đồng xu xuống giếng và cầu nguyện cho mọi việc thuận buồm xuôi gió. |
|
Wat Rong Khun hiện tại đang ngày càng nổi tiếng và đón tiếp lượng lớn du khách tới đây. Chùa mở cửa đón du khách từ 8-18h hàng ngày, nhưng bất kỳ thời điểm nào, dù là giữa trưa nắng, nơi đây đều rất tấp nập, nhộn nhịp. |
|
Bất cứ góc nào của Wat Rong Khun đều có nét đẹp nghệ thuật mê hoặc, có thể trở thành điểm check-in lý tưởng cho du khách. Ảnh: madmondaine - lukgalsrikarn. |
Bạn có thể đến tham quan ngôi chùa vào mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất có lẽ là từ tháng 11 đến tháng 2 bởi lúc này Thái Lan đang vào mùa lễ hội. Mùa hè đến đây và chứng kiến ngôi chùa phản chiếu dưới ánh nắng đẹp rực rỡ cũng là một lựa chọn hấp dẫn. |
Lưu ý quan trọng để được vào tham quan chùa là bạn phải ăn mặc giản dị, không hở hang. Ngoài ra, nếu tham quan chùa, bạn nên kết hợp du ngoạn các điểm nổi tiếng của Chiang Rai như làng cổ dài Karen, Nhà Đen hay khu tam giác vàng nổi tiếng. |
Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/chua-trang-ranh-gioi-thien-duong-dia-nguc-hut-du-khach-o-thai-lan-post951562.html