Chồng keo kiệt tính toán từng bữa ăn, tức giận tôi đáp trả khiến anh quay đầu
“Kinh tế gia đình tốt nhất để anh quản. Lương của em để lo chi tiêu sinh hoạt, lương anh dùng tích lũy đầu tư. Anh là đàn ông, nhạy bén chuyện làm ăn hơn, chỗ nào có thể kiếm ra lời sẽ bỏ tiền vào đó, miễn tiền đổ về túi chung của 2 đứa là được”.
Thực ra với tôi, tài chính gia đình ai giữ cũng thế, miễn vợ chồng đồng lòng. Nghĩ vậy nên nhận lương là tôi lo chi tiêu, mua sắm cho gia đình, chẳng giữ riêng cho bản thân đồng nào. Tiền của chồng để dành tích lũy, thi thoảng anh cũng thông báo khoản dư cho vợ rõ. Cuộc sống hôn nhân vì thế khá êm ấm.
Thời gian đầu giữa cuộc sống hôn nhân của tôi cũng khá yên ấm. (Ảnh minh họa)
Bước sang năm thứ 3 sau cưới, tôi sinh bé đầu lòng. Vì sinh non nên sức khỏe của con tôi yếu. Muốn chăm con tốt hơn, tôi quyết định nghỉ việc ở nhà, tính khi nào con cứng cáp mới đi làm trở lại.
Chồng tôi tán thành quyết định của vợ. Thậm chí chính anh nói trong thời gian tôi nghỉ việc sẽ đưa tài chính cho vợ chủ động chi tiêu. Nhưng anh chỉ thực hiện được 3 tháng là bắt đầu bóng gió trách móc vợ:
“Một người làm, một người tiêu, tiền nào kiếm cho đủ”.
Rồi anh lấy cớ thu lại thẻ ATM, nói hôm nào có lương sẽ rút đưa trực tiếp cho vợ. Song thực tế sau đó, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 7 triệu. Còn lại 2/3 lương, anh nói phải giữ để lo việc khác. Tôi thắc mắc, anh liền bảo:
“Đàn bà hơn nhau ở chỗ biết tính toán. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.
Hiểu tính chồng, tôi chẳng buồn đôi co vì nói lại là vợ chồng sẽ to tiếng nên đành cố gắng co kéo tài chính. Nếu thiếu quá, tôi nhắc chồng đưa thêm song lần nào anh cũng cằn nhằn, mắng vợ xối xả mới rút tiền đưa như đưa cho kẻ ăn xin ăn mày.
Tháng vừa rồi con ốm phải đi viện mấy lần, tiền viện phí thuốc men tôi đều ghi rõ cho chồng thấy. Vậy nhưng khi giục đưa thêm tiền, anh vẫn khó chịu trách:
“Cô chỉ vin vào con để bòn tiền chồng là giỏi”.
Cũng vì quá nhiều việc phát sinh nên tháng đó chi phí tăng gấp 2 lần tháng trước mà cuối tháng vẫn thiếu tiền. Sáng hôm ấy đi chợ, mở ví thấy chẳng còn đồng nào, tôi buộc phải gọi chồng:
“Anh đưa thêm cho em tiền chợ từ giờ tới cuối tháng. Em hết sạch rồi”.
Mặt anh lập tức nhăn lại, quát:
“Cô tiêu kiểu gì, còn chục ngày nữa mới hết tháng đã hết tiền. Tôi là con người, có phải cái máy in tiền đâu mà cô thích rút lúc nào cũng được”.
Mắng vợ chán chê xong, anh hằn học rút ví 500k đưa vợ, không quên mặc cả:
“Đấy, tiêu từ giờ tới hết tháng. Bữa sáng, bữa trưa tôi không ăn ở nhà rồi thì mỗi ngày tiền chợ chỉ 50k là vừa. Lần này cô còn tiêu thiếu, đừng mở miệng đòi hỏi thêm”.
Anh ngày một sống tính toán và ích kỷ. (Ảnh minh họa)
Ngán ngẩm, tôi không buồn đáp lại. Hôm ấy tôi vẫn đi chợ, nấu ăn như mọi ngày. Song tới bữa, vừa ngồi vào mâm chỉ thấy mỗi bát canh rau suông, anh ngạc nhiên hỏi:
“Cơm nước kiểu gì mà chỉ thấy canh rau không? Thức ăn đâu không đưa ra?”.
Tôi thản nhiên cầm gói muối trắng 1kg đặt thẳng vào mâm, mặt lạnh tanh đáp:
“Thức ăn đó. Ăn từ giờ tới cuối tháng”.
Anh trợn mắt hỏi lại:
“Là thế nào? Sao lại ăn muối trắng?”.
Tôi cười nhạt tiếp lời:
“Anh giao vợ mỗi ngày tiêu 50k, trong đó phải mua từng cân gạo, dầu mỡ, mắm muối. Muốn đủ, từ giờ tới cuối tháng cứ cơm trắng với muối mà ăn. Còn không anh tính thế nào là tùy”.
Hôm đó, chồng tôi tức quá đứng dậy về phòng không ăn nhưng bữa sau tôi vẫn chỉ sắp đúng bát rau với bê nguyên túi muối để giữa bàn như cũ. Biết lần này vợ làm căng, anh mới xuống nước bảo:
“Anh vừa chuyển chục triệu vào tài khoản cho vợ tiêu. Mai em đi chợ mua sắm đầy đủ chứ ăn uống thế này sao được”.
Và từ hôm ấy, chồng tôi không còn cằn nhằn, quản lý việc vợ chi tiêu nữa.
Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/chong-giao-keo-moi-bua-chi-tieu-50k-nhung-vua-thay-mam-con-vo-nau-anh-voi-thuong-luong-lai-c391a557664.html